Tiền đặt cọc là tiền người thuê nhà giao cho chủ nhà giữ trước, để đề phòng những trường hợp nợ chậm tiền thuê nhà, hoặc phát sinh những hư hỏng trong căn nhà cho thuê. Số tiền này theo quy tắc sẽ được hoàn trả cho người thuê nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp nợ chậm tiền nhà, hoặc có phát sinh những hư hỏng mà chi phí sửa chữa thuộc trách nhiệm của người thuê nhà, chi phí đó sẽ được trừ vào tiền cọc rồi mới hoàn lại. Ngoài ra, người thuê nhà còn có nghĩa vụ chịu chi phí dọn dẹp nhà, tiền đặt cọc thường chỉ được hoàn lại một phần. Vì vậy, giữ gìn nhà cho thuê sạch đẹp sẽ giúp số tiền quý khách được nhận lại tăng lên. Tiền đặt cọc ở những khu vực xung quanh Tokyo sẽ thường rơi vào khoảng từ 1~2 tháng tiền nhà, người thuê nhà sẽ trả tiền đặt cọc khi ký hợp đồng. Sau đây là một số lưu ý để quý khách có thể tăng số tiền đặt cọc được hoàn lại. ・Không hút thuốc trong phòng ・Dọn dẹp vệ sinh phòng ở thường xuyên ・Không tạo ra lỗ trên tường bằng những dụng cụ như ốc vít, đinh, đinh bấmv.v.. ・Không tạo vết xước trên tường, sàn nhà ・Không để vết bẩn dầu mỡ dính trên tường nhà bếp Chi phí sửa chữa phục hồi những vết bẩn, hư hỏng do lỗi của người thuê nhà sẽ do người thuê nhà chi trả, nên mong quý khách hết sức lưu ý.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có bao gồm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không?

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nội dung của hợp đồng bảo hiểm có bao gồm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Đồng bảo hiểm là gì? Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo mấy nguyên tắc? (Hình từ Internet)

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo mấy nguyên tắc?

Theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Như vậy, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;

- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.