Nhà Thờ Ở Montreal
Tiền Thuế Nhà Thờ (Kirchensteuer) ở nước Đức
Nhà thờ ở Phần Lan – Thánh đường Uspenski
Tòa thánh đường Uspenski (còn gọi là Thánh đường Đức Mẹ An Giấc) nằm ở số 39A Unionikatu, trên ngọn đồi của bán đảo Katajanokka, thuộc thủ đô Helsinki, Phần Lan, là nhà thờ chánh của những người Phần Lan theo đạo Chánh Thống Giáo ở Helsinki.
Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga Andreassey Gornostayev nhưng đến tận khi ông qua đời vào năm 1862, nó mới được bắt đầu xây dựng và khánh thành vào 25/10/1868 dưới sự dẫn dắt của kiến trúc sư Ivan Varnek.
Đặc biệt, Uspenski còn được công nhận là nhà thờ Chánh Thống Giáo lớn nhất ở phương Tây và thu hút hơn nửa triệu người đến thăm viếng mỗi năm.
Thánh đường Uspenski được xây dựng theo phong cách Byzantine Nga, kiến trúc gần giống như nhà thờ gần Moscow được xây dựng vào thế kỷ 16 với những mái vòm màu vàng, màu xanh lá cây và những bức tường gạch đỏ trông rất nổi bật và cuốn hút.
Để hoàn thành công trình này người ta phải sử dụng đến 700.000 viên gạch mang về từ pháo đài Bomarsund đã bị phá hủy trong chiến tranh Crimea tại Aland.
Mái vòm trung tâm của nhà thờ Uspenski được nâng trên đỉnh 4 cột trụ bằng đá granit khổng lồ – một kỹ thuật làm mái quen thuộc trong các nhà thờ Chánh Thống Giáo ở Nga. Trên các mái vòm thì được trang trí tinh xảo bởi hình ảnh các thánh tiêu biểu như biểu tượng chúa Giêsu và các Tông Đồ.
Nhà thờ Kuokkala được xây dựng với lối kiến trúc đương đại và được chọn lọc những kiến trúc của một nhà thờ cổ truyền. Đây còn được biết tới là một công trình xanh có tính bền vững. Bề mặt của nhà thờ được cấu tạo hoàn toàn từ cây vân sam đây là một loại cây của địa phương. Gỗ của loại cây này có khả năng phản ánh năng mặt trời càng làm tôn lên nét mê hoặc của công trình
Trần của nhà thời là sự kết hợp giữa keo khung gỗ nhiều lớp và cấu trúc vỏ lưới bằng gỗ. Các bức tường, mái nhà thờ được bao phủ giữa gỗ và đá tây ban nha tạo lên một không gian vô cùng sang trọng và ấm áp. Nhà thờ Kuokkala mang trong mình một vẻ đẹp vừa hiện đại là có phần đơn giản xứng đáng là một trong những trung tâm giáo xứ, văn hóa cộng đồng của thành phố.
Trên đây là những nhà thờ ở Phần Lan tượng trưng cho những tín ngưỡng tôn giáo được xây dựng từ lâu đời. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Nhà thờ Turku – Công trình tôn giáo cổ kính và quan trọng nhất ở Phần Lan
Có niên đại từ giữa thế kỷ 13, nhà thờ Turku ban đầu là một nhà thờ nhỏ bằng gỗ được thánh hiến làm nhà thờ Thánh Mary, xây dựng trên ngọn đồi Unikankare ở trung tâm Turku. Sau đó, nhà thờ được cung hiến làm nhà thờ chính của Phần Lan vào năm 1300, nơi ở của giám mục Turku. Nhà thờ sau này đã được mở rộng vào thế kỷ 14 và 15, chủ yếu sử dụng đá làm vật liệu xây dựng.
Mặt trước của nhà thờ Turku đầu tiên là nơi có bục giảng ngày nay. Một dàn hợp xướng mới đã được thêm vào trong thế kỷ 14. Vào thời Trung Cổ, một số phần của nhà thờ đã được mở rộng thêm. Trong thế kỷ 15, các nhà nguyện phụ đã được thêm vào dọc theo phía bắc và phía nam của gian giữa dành riêng cho các vị thánh khác nhau.
Mặc dù nhiều vật phẩm quý giá của nhà thờ Turku qua nhiều thế kỷ đã bị cướp bóc hoặc bị hỏa hoạn phá hủy, nhưng một số vật phẩm còn sót lại được trưng bày trong bảo tàng bên trong nhà thờ. Nhà thờ cũng có ba cơ quan với cơ quan chính được lắp đặt vào năm 1980.
Nhà thờ Temppeliaukio tọa lạc tại trung tâm thủ đô Helsinki (Phần Lan). Năm 1930, hai anh em kiến trúc sư Timo và Tuomo Suomalainen đã ấp ủ kế hoạch xây dựng một nhà thờ ẩn bên trong khối đá granite to lớn.Tuy nhiên Thế chiến thứ 2 bùng nổ khiến hoạt động xây dựng đã bị gián đoạn. Mãi đến năm 1968, dự án mới được khởi động trở lại và chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1969 cho đến nay.
Nhìn từ bên ngoài, Temppeliaukio trông giống một chiếc đĩa bay nấp sau một tảng đá lớn. Chỉ một chút phần mái nhô lên báo hiệu cho du khách biết rằng có một ẩn số kiến trúc ngự trị.
Các kiến trúc sư đã dùng mìn nổ bên trong khối đá granite tạo ra khoang trống khổng lồ. Sau đó họ tạo lối ra, xây bậc thang và tiếp tục hoàn thành các hạng mục bên trong. Tuy ẩn mình trong lòng khối đá nhưng ánh sáng thiên nhiên vẫn chan hòa từng ngõ ngách bên trong. Mái vòm bằng đồng cao ráo, hệ thống kính phân theo ô xếp theo hướng chiếu của nắng mặt trời.