Du Học Về Nước Làm Việc
Du học Nhật về nước làm gì là câu hỏi không những của những bạn du học sinh sắp về nước mà còn là của những con đang có ý định sang Nhật du học. Tuy nhiên, để tìm ra một câu trả lời chi tiết nhất thì không phải ở trang nào cũng có. Hiểu được điều đó, AVT Education hôm nay sẽ viết một bài chi tiết nhất về cơ hội việc làm cho du học sinh về nước. Hy vọng sẽ giúp giải đáp hết những thắc mắc của mọi người.
Du học sinh có bị cạnh tranh với thực tập sinh về nước hay không?
Hiện nay, trình độ tiếng Nhật phổ thông mà người Việt Nam tại Nhật đạt được là N3 và công việc được lựa chọn nhiều nhất là giáo viên giảng dạy tiếng Nhật. Tuy vậy, với các bạn du học sinh, trong quá trình học tập tiếng Nhật được đào tạo chuyên sâu và bài bản hơn nên cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi về nước cũng rộng mở hơn.
Cũng có những trường hợp học tiếng Nhật xuất sắc hơn có thể đạt tới mức độ N2, N1. Công việc được lựa chọn là biên, phiên dịch; đối ngoại hoặc phát triển thị trường. Nhưng với sự cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt, bạn cần là người có bản lĩnh, có kỹ năng thì mới có thể đảm nhiệm những vị trí này.
Một hướng đi khác nữa đó là các bạn du học sinh và thực tập sinh có thể làm về du học Nhật Bản và XKLĐ Nhật Bản. Hướng đi này cũng có không ít bạn lựa chọn vì hoa hồng cao trong khi không phải ai cũng làm được (một khi làm được thì giàu lên nhanh chóng). Tổng kết lại DHS Nhật Bản về nước và TTS Nhật Bản về nước đều có thị trường riêng, chỉ khi các bạn có trình độ tiếng thấp thì mới cạnh tranh còn hầu như trình độ khá trở lên sẽ không cạnh tranh nhiều mà mỗi người mỗi lĩnh vực.
LỢI THẾ CỦA DU HỌC SINH KHI VỀ NƯỚC LÀM VIỆC
Việc Du học mang lại nhiều kiến thức và mở ra nhiều lựa chọn cho sinh viên đến với những công việc hấp dẫn hơn là sinh viên trong nước. Các bạn nên suy nghĩ về cái giá - đáng - để - chi - trả cho việc Du học.
Đương nhiên sau thời gian Du học miệt mài, bất kỳ một Du học sinh nào về nước cũng mong muốn tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Lợi thế của các bạn Du học sinh khi về nước làm việc quá rõ ràng. Đối với một đất nước, nền giáo dục ở mức đang phát triển thì tấm bằng Quốc Tế đã gần như là chiếc vé hoàn hảo, đảm bảo cho Du học sinh một công việc hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến cao.
Ở Việt Nam đang trong thời gian mở cửa kinh tế và có rất nhiều Tập đoàn Quốc Tế lớn như Unilever, P&G, BMW … với mức lương vài ngàn đô một tháng cùng những phúc lợi hấp dẫn dành cho nhân viên. Nhưng việc để xin vào làm ở những tập đoàn này không phải đơn giản. Một tấm bằng Quốc Tế ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Singapore … đảm bảo cho bạn một vị trí làm việc mà nhiều người phải mơ ước. Cơ hội lựa chọn công việc cũng nhiều và hấp dẫn hơn hẵng với cánh cửa rộng mở từ những Tập đoàn này.
Môi trường học tập Quốc tế và cơ hội tiếp xúc với nhiều nên văn hóa khác nhau, khiến cho Du học sinh có cơ hội học tập và phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân. Đối với một Du học sinh về nước thì việc thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, có những bạn thông thạo đến 2,3 ngôn ngữ khác. Lợi thế ngoại ngữ còn có thể mang đến nhiều cơ hội việc làm part time ngoài công việc chính. Chẳng hạn như Giảng viên ngoại ngữ tại các trung tâm Anh ngữ, thông dịch viên, dịch và biên soạn báo hoặc sách …
Việc thay đổi cuộc sống sang một quốc gia mới khiến các bạn phải tự xoay sở và trải nghiệm nhiều vấn đề trong cuộc sống như việc hòa nhập văn hóa, thích nghi môi trường, học cách ứng xử và tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau … – Những điều mà không một sinh viên trong nước nào có thể có được. Ngoài ra, việc học tập ở những nước phát triển đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện suy nghĩ độc lập, tự tìm tòi và sáng tạo. Sinh viên nước ngoài thường phải dành nhiều giờ liền trong thư viện để làm một bài tập hoặc một bài thuyết trình trong lớp. Lâu dần các bạn quen với cách làm việc độc lập này và có sẵn nhiều kiến thức trong quá trình tìm kiếm tài liệu.
Tiếp xúc nhiều với những tư tưởng tiến bộ và nền kinh tế phát triển cũng là một trong những lợi thế của Du học sinh. Các bạn dễ dàng tiếp cận với những công nghệ mà đôi khi ở nước nhà chưa có. Vì vậy mà việc lên kế hoạch công việc của các bạn được hỗ trợ nhiều từ những kiến thức có sẵn trong quá trình học tập tại nước ngoài mà không cần tốn thời gian tìm hiểu như sinh viên trong nước.
Đa số Du học sinh Quốc tế đều đã từng làm thêm những công việc part time trong thời gian học ở nước ngoài. Những công việc như Lễ Tân, chạy bàn, nail … đôi khi nhìn như vậy nhưng hoàn toàn không hề đơn giản. Các bạn học được tính siêng năng, chịu khó, nhẫn nhịn và vượt qua khó khăn trong những công việc tưởng chừng như đơn giản này. Các bạn trưởng thành và có cái nhìn thực tế hơn. Đồng thời các bạn cũng không hề bốc đồng và hiếu thắng – điều này giúp các bạn thành công trong mọi hoàn cảnh.
Du học không chỉ mang lại những lợi thế về công việc tương lai mà còn là một quá trình rèn luyện hữu ích đối với bản thân, giúp bản thân trở nên cầu tiến, phát triển về tư duy và thậm chí cả thể chất. Có quá nhiều lý do để bạn phải suy nghĩ thật chín chắn về cái giá – đáng – để - chi – trả đúng không?
Sống và làm việc ở đâu cũng được, miễn là… tử tế
Trong nền kinh tế tri thức, các quốc gia cạnh tranh nhau người có năng lực làm việc, do đó tạo ra nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài.
Ai cũng có quyền được mưu cầu hạnh phúc, được chuyển đến những nơi có điều kiện sinh sống, học tập và làm việc tốt hơn. Đây là nhu cầu chính đáng, nhân văn và cần được tôn trọng.
Ở góc độ nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong cho rằng, với những người tài giỏi thực thụ, khái niệm biên giới cũng mềm hơn rất nhiều. Điều họ mong muốn là đóng góp năng lực, trí tuệ của mình cho nhân loại nói chung.
"Lọt sàng, xuống nia", trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những sản phẩm tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, những phương pháp mang lại hiệu quả lớn được phát hiện, sáng tạo ở quốc gia này, rồi những quốc gia khác, sớm hay muộn cũng sẽ được hưởng thụ thành quả đó.
Người tài, người có kỹ năng làm việc tốt, nếu trở về quê hương, vốn đang gặp nhiều khó khăn để đóng góp thì sẽ tốt hơn. Nhưng không nên quá nặng nề vấn đề này.
"Phải có điều gì đấy mà người ta không hài lòng với đất nước của mình thì họ mới bỏ nơi sinh ra và lớn lên, xa bố mẹ, anh chị em. Rời đi như vậy là một sự bất đắc dĩ chứ cũng không thoải mái gì...
Nhà nước cần có chính sách, cơ chế hợp lý để thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho người có năng lực phát huy sở trường và đảm bảo nhu cầu cuộc sống của họ".
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong nói thêm: "Mục tiêu của giáo dục là tạo ra con người đi làm. Nếu những du học sinh trở thành chuyên gia rất giỏi của Mỹ, Trung Quốc, Nga hay ở Việt Nam, tức là họ được việc, có đóng góp cho nhân dân, xã hội, thì đó là thành công.
Miễn người ấy không làm hại nhân dân, không chống lại và gây điều xấu cho đất nước nơi họ sinh ra, nơi họ làm việc và sống tử tế thì cá nhân tôi không phê phán việc người ấy lập nghiệp ở đâu".