Tỉnh Vĩnh Phúc không có thành phố trực thuộc tỉnh, mà thay vào đó là một số thành phố thuộc các huyện, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã.

Hải Dương ở đâu và thuộc miền nào

Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm của  Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm của phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tiếp giáp với đó là một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hải Phòng.

Tại đây cũng chính là vùng đất nổi tiếng về nhiều di tích lịch sử có giá trị lịch sử cao như đền thờ Chu Văn An, đền Kiếp Bạc hay Chùa Côn Sơn,…đồng thời với đó là rất nhiều đặc sản nổi tiếng mà ai ai cũng phải biết đến như bánh đậu xanh, vải thiều hay bánh gai,… Chính vì vậy, nhất định bạn phải ghé thăm Hải Dương một lần nhé!

Tỉnh Hải Dương có địa hình nghiêng và có độ thấp dần từ phía Tây xuống phía Đông Nam. Diện tích núi đồi chiếm gần đến 11% tổng diện tích tự nhiên của vùng đất, còn lại là đồng bằng sẽ chiếm 89%.

Hải Dương là vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình trong mỗi mỗi năm giao động từ 1300 – 1700mm. Nhiệt độ trung bình ở ngưỡng 23,3°C. Số giờ nắng trong năm ;à 1.524 giờ. Độ ẩm trung bình dao động từ 85 đến 87%. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Hải Dương thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bao gồm các cây lương thực, thực phẩm và các cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông.

Căn cứ theo thông tin từ Bộ Thông tin & Truyền thông thì bắt đầu từ ngày 17/6/2019 sẽ hoàn tất việc chuyển đổi mã vùng trên 64 tỉnh/thành phố trên cả nước. Theo đó Hải Dương sẽ có mã vùng là 220 mà trong khi đó mã vùng cũ trước kia là 320.

Nói tóm lại với câu hỏi Hải Dương miền nào của Tổ Quốc thì chính là ở miền Bắc, vùng đất sông Hồng phù sa, màu mỡ.

Đến nay, Hải Dương có 2 thành phố, 10 huyện, 4 xã và 17 phường

Trên đây là các thông tin liên quan đến vùng đất Hải Dương. Mephuot.com hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp câu hỏi Hải Dương ở đâu, Hải Dương có mấy thành phố, để từ đó những thông tin này sẽ phục vụ bạn trong quá trình học tập và làm việc nhé!

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả ở Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Năm 1906, sau khi hoàn thành bậc sơ học ở trường tiểu học Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê lên Sài Gòn và đến với giai cấp công nhân đang trong quá trình hình thành.

Tại Sài Gòn, Tôn Đức Thắng học việc và làm thuê ở nhiều nơi. Năm 1912, tổ chức cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ- nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng) đòi thực hành quy chế của trường, chống đánh đập học sinh, phong trào này đã được công nhân Ba Son ủng hộ.

Năm 1915 – 1917, học thợ máy ở trường Bá Nghệ, nhưng chưa hoàn thành đã bị điều động sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc tại chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.

Năm 1919, Tôn Đức Thắng bị điều động tới một đơn vị hải quân được lệnh tấn công Xêvaxtôpôn trên bờ Hắc Hải trấn áp nước Nga Xô Viết mới hình thành. Tôn Đức Thắng đã cùng các bạn lính thợ tham gia đình chiến bằng cách kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm.

Năm 1920, sau cuộc binh biến, Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp. Ông trở về Sài Gòn hoạt động.

Năm 1926, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng. Năm 1927, Tôn Đức Thắng được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn- Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.

Cuối năm 1929, Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Bac-bi-ê. Tòa án thực dân Pháp phán án 20 năm khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí trở về đất liền trong tình hình thực dân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đồng chí đi ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam Bộ và nhân dân cả nước.

Ngày 06 tháng 01 năm 1946, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đồng chí được người dân Sài Gòn- Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1947, đồng chí được bầu làm Tổng thanh tra của Chính phủ và quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ đạo phát động phong trào thi đua yêu nước, đồng chí được bầu làm Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương.

Năm 1950, đồng chí được cử làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.

Năm 1951, đồng chí đượcchỉ đạo làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Được bầu làm Phó trưởng Ban Dân vận- Mặt trận Trung ương.

Năm 1955, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Năm 1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI- Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cả cuộc đời dâng hiến cho công cuộc cách mạng Việt Nam, các phong trào công nhân quốc tế, đồng chí Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương sao vàng- Huân chương cao quý của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của nước Nga Xô Viết, Huân chương Soukhe- Bator của nước Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác..

Khi tuổi cao, sức yếu sau một thời gian lâm bệnh nặng Người ra đi vào ngày 30/3/1980 tại Hà Nội, mai táng tại nghĩa trang Mai Dịch.