Đường Tây Hồ Quảng An
Đường: dài 1,4km; từ ngã ba đê sông Hồng – đường Xuân Diệu (Quảng Bá) đến đầu dốc đường Thanh Niên (Yên Phụ).
Đường Võ Chí Công (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) là đoạn đường từ cầu Nhật Tân đi qua các phường thuộc Tây Hồ như phường Phú Thượng, phường Xuân La và phường Bưởi đến giao cắt với đường Hoàng Quốc Việt, sông Tô Lịch, với chiều dài 4,5 km, đoạn rộng nhất là 64,5m. Đây là con đường huyết mạch của thành phố đi các tỉnh phía bắc và sân bay Nội bài. Đây cũng là khu vực trong tương lai sẽ là trung tâm hành chính, tài chính và văn hóa chính của thủ đô và khu vực phía bắc của thành phố. Đường Võ Chí Công trong tương lai sẽ là con đường được quy hoạch đẹp, với những trung tâm thương mại, văn hóa và đô thị hiện đại.
Đường Yên Phụ (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 1,5km, từ Ô Yên Phụ, đầu dốc đường Thanh Niên, chạy trên đê sông Hồng, đến phố Hàng Đậu (đầu cầu Long Biên).
Đất của nhiều phường, thôn: Yên Hoa, Trúc Bạch, Cận Hàn, Yên Ninh, Thạch Khối, Hoè Nhai, Phúc Lâm, tổng Thượng và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc hai phường: Trúc Bạch và Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình.
Thời Pháp thuộc gọi là đê Yên Phụ (Digue Yên Phụ)
Phố: dài 650m, từ ngã ba Nghi Tàm, đến dốc Yên Phụ, nối với đường Yên Phụ. Con đường phố này chạy giữa làng Yên Phụ cổ, men theo phía bắc hồ Tây, xưa là phường Yên Hoa, sau đổi là Yên Phụ, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ. Khi mới làm đường có tên dân gian là phố đường Cái.
Nay thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Trên bản đồ hiện nay thường đồng nhất phố và đường Yên Phụ là một. Làng Yên Phụ (phường Yên Hoa cũ) có hai xóm Diu ở sát mép hồ, còn chiếc cổng làng trên phố Yên Phụ và xóm Giữa ở giữa phố và đường (đê). Đình, chùa Yên Phụ là di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng năm 1990.
Phố Đặng Thai Mai (Tây Hồ – Hà Nội)
Phố: dài hơn 1km; từ đường Xuân Diệu rẽ vào khu biệt thự Hồ Tây, ra tới phủ Tây Hồ, trên bán đảo nhô ra hồ Tây.
Đất thôn Tây Hồ, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, trước là phường Tây Hồ, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ. Xưa có xóm Cung (nay là xóm Quảng Khánh và xóm Trong), bán đảo nhô ra hồ có Phủ Tây Hồ thờ mẫu Liễu Hạnh, di tích đã được xếp hạng và đền Kim Ngưu (Trâu Vàng). Cạnh đường có chùa Phổ Linh (xưa là Địa Linh) có từ thế kỷ XI. Từ năm 1996 thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Tên phố mới đặt năm 1995.
Âu Cơ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Các địa điểm tại địa chỉ này (2)
238, Âu Cơ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
238, Âu Cơ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Trên nền màu chủ yếu là tông màu trắng, kết hợp với những thiết kế cửa màu ghi mang lại sự trang nhã, lịch sự cho ngôi nhà. Hệ cửa sử dụng trong thiết kế là các hệ cửa nhôm cao cấp do Pressmetal Việt Nam cung cấp: hệ cửa nhôm cao cấp mở quay PMI W50, hệ cửa nhôm mở lùa cao cấp W70.
Hệ cửa nhôm cao cấp W50 là hệ cửa nhôm được cấu thành từ những thanh nhôm PMI – nhôm nhập khẩu Malaysia, với thiết kế cửa đi mở quay, cửa sổ mở quay, cửa sổ chữ A ( cửa mở hất, cửa mở lật ). Tính tiện dụng của hệ cửa sổ này là hạn chế được mưa gió hắt vào nhà, và cửa không bị đập bởi mưa gió to.
Hệ của nhôm W70 là hệ cửa nhôm mở lùa – Một sản phẩm cửa nhôm PMI, với thiết kế cửa kéo sang 1 bên, giúp căn phòng không mất diện tích mở cửa như các loại cửa khác.
BIM GROUP tại địa chỉ 51 Xuân Diệu Quảng An Tây Hồ
Trên nền màu chủ yếu là tông màu trắng, kết hợp với những thiết kế cửa màu ghi mang lại sự trang nhã, lịch sự cho ngôi nhà. Hệ cửa sử dụng trong thiết kế là các hệ cửa nhôm cao cấp do Pressmetal Việt Nam cung cấp: hệ cửa nhôm cao cấp mở quay PMI W50, hệ cửa nhôm mở lùa cao….
Hotline CSKH: 087.729.8886 Hoạt động 24/7 (Kể cả ngày Lễ, Tết).
Tây Hồ là một vùng đấp đẹp được bao bọc quanh Hồ Tây, với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ và là lá phổi của Hà Nội. Những con đường góc phố nơi đây đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân thủ đô.
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ Tây rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, Hồ Tây đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thông thuận lợi.
Quận Tây Hồ phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận Tây Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.
Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ, Hà Nội
Đường Xuân Diệu (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài từ ngã ba với đường Nghi Tàm đến ngã ba đầu thôn Quảng Bá, gặp đê sông Hồng, đường chạy qua đầu các đường Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Tô Ngọc Vân; nơi xưa có rặng ổi kéo dài một đoạn đầu Nghi Tàm.
Đất phường Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ; sau thuộc huyện Từ Liêm; khi lập quận Tây Hồ, xã Quảng An thành phường (1996). Cạnh đường xuống phía hồ Tây có di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Kim Liên (Hoàng Ân tự) xếp hạng năm 1962. Nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Dân đặt là đường Tây Hồ trước khi có tên chính thức.
Đường Lạc Long Quân (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 4km; từ ngã ba Nhật Tân – Phú Xá trên đê sông Hồng chạy dọc theo bờ tây hồ Tây đến chợ Bưởi, qua trước trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ.
Đất các phường Nhật Chiêu (tổng Thượng), Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái (tổng Trung), huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay đoạn đầu đường thuộc các phường Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La, quận Tây Hồ, từ ngã ba Xuân Tảo Sở đến chợ Bưởi thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Trước còn có tên dân gian: đoạn cuối gần chợ Bưởi là phố Trích Sài. Tên mới đặt năm 1986.
Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 700m; từ đường Lạc Long Quân chạy cạnh trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đến giáp địa phận huyện Từ Liêm.
Đất đai hai xã Phú Thượng và Xuân La huyện Từ Liêm trước, nay là đường giáp ranh giữa hai phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Phố: dài 120m; từ phố Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, nối với đường vào trường đua ngựa cũ. Đất phường Thụy Chương, tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là dốc Tam Đa. Do ở đầu dốc có hiệu thuốc bắc của người Hoa có bày ba tượng Phúc – Lộc – Thọ mà thành tên.
Phố: dài 500m; từ số 143 An Dương Vương đến chợ Phú Gia, phường Phú Thượng: quận Tây Hồ, Tên mới đặt tháng 1 – 2006.
Phú Gia: là tên một trong 3 thôn của xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội sau Cách mạng tháng 8-1945.
Việc lựa chọn để đặt tên cho đường phố này là hết sức quan trọng nhằm bảo tồn những địa danh đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.
Ngày nay quận Tây Hồ với nhiều khu đô thị nổi tiếng Hà Nội như: đô thị Tây Hồ Tây, khu chung cư 6th element, khu đô thị Sunshine City, Khu chung cư cao cấp Kosmo Tây Hồ, Khu chung cư Watermark Hồ Tây tạo thành quần thể đẹp cho quận Tây Hồ.