Công ty mình chuyên về thiết kế xây dựng nên nhân viên phải ở lại gần công trình xây. Bên mình có hỗ trợ NLĐ 2 triệu/tháng tiền thuê nhà. Vậy tiền này có phải đóng BHXH hay không?

Các loại hợp đồng nào không phải đóng BHXH?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với các hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Dưới đây là các loại hợp đồng mà không phải đóng BHXH:

- Hợp đồng lao động dưới 01 tháng: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng thì không phải đóng BHXH.

Tuy nhiên theo điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 thì loại hợp đồng dưới 01 tháng hay chính là hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 02 lần, sau đó nếu vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

- Hợp đồng thử việc: Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với hợp đồng lao động, do đó trường hợp ký hợp đồng thử việc thì sẽ không cần đóng BHXH.

- Hợp đồng cộng tác viên/khoán việc: Bản chất của hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc là hợp đồng dịch vụ chứ không phải là hợp đồng lao động. Do đó, các bên ký kết hợp đồng không phải tham gia BHXH.

- Hợp đồng lao động không trọn thời gian, giới hạn về thời gian làm trong tháng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được hưởng quyền lợi như người làm việc trọn thời gian.

Tuy nhiên, trong trường hợp không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng thì tháng đó sẽ không được tính để đóng BHXH.

Tiền hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi có phải đóng thuế?

Các khoản phụ cấp trợ cấp không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 như sau:

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về :

– Ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động

– Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội

Như vậy, trường hợp của bạn được hưởng một khoản tiền hỗ trợ cho người lao động về nghỉ trước tuổi không thuộc các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế TNCN vì vậy khoản tiền này phải chịu thuế TNCN.

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Ông Toàn Thắng (Hà Nội): Người lao động nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 từ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP (doanh nghiệp được giảm trừ 0,5% tiền đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... để hỗ trợ cho người lao động) thì có phải tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Trường hợp doanh nghiệp tự có chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 cho người lao động thì thu nhập này có phải tính thuế TNCN không?

Tổng cục Thuế trả lời: Theo Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 của Quốc hội) thì khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động để phòng chống dịch CCOVID-19 (lấy từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) là khoản trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Bà Lê Hà My (TPHCM): Công ty tôi có trợ cấp cho người lao động là F0 từ Quỹ công đoàn hoặc Quỹ phúc lợi của công ty. Vậy trợ cấp này người lao động có phải chịu thuế TNCN không?

Tổng cục Thuế trả lời: Về khoản chi từ Quỹ công đoàn, căn cứ Điều 27 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động thì tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

Theo đó, trường hợp công ty phát sinh các khoản chi trợ cấp F0 cho người lao động được trích từ Quỹ công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 thì người lao động khi nhận được các khoản chi này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Về khoản chi từ Quỹ phúc lợi, căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp các khoản chi trợ cấp từ Quỹ phúc lợi cho người lao động do bị F0 có tính chất lợi ích được hưởng thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Phân biệt hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động

Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động:

Là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và được bên sử dụng dịch vụ trả một khoản tiền dịch vụ như thỏa thuận.

Nội dung của hợp đồng phải đáp ứng đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ luật Lao động như: Công việc, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, mức lương, thời giờ làm việc,...

Sự ràng buộc pháp lý giữa các bên

Không có sự ràng buộc pháp lý giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ, kết quả mà hợp đồng hướng tới là kết quả của công việc.

Có sự ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng lao động với người lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động chịu sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động; đồng thời người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định, quy chế của công ty.

Không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc theo yêu cầu.

Thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất định hoặc không xác định thời hạn, không được tự ý ngắt quãng thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.

Không bắt buộc đóng các bảo hiểm cho người thực hiện công việc.

Khi ký hợp đồng lao động phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động đã làm việc đủ 12 tháng cho 01 người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ phép hàng năm và hưởng nguyên lương cho khoảng thời gian nghỉ phép này.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài