TPO - Năm nay là năm đầu tiên thực hiện điều chỉnh học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế quản lý thu học phí thay thế Nghị định 86. Tuy nhiên đối với các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập, học phí không bị chi phối bởi trần học phí được quy định trong Nghị định này.

Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam (AUV)

Đại học Mỹ tại Việt Nam - American University in Vietnam (AUV) tọa lạc trong khuôn viên hơn 30 hecta tại 299 Trần Đại Nghĩa, P.Hoà Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.

AUV cung cấp cho sinh viên Việt Nam một nền giáo dục chuẩn Mỹ trong mọi ngành nghề đang đào tạo như Dự bị Đại học, Quản trị Du Lịch Khách sạn, Quản trị Kinh doanh toàn cầu, Khoa học máy tính, Truyền thông đa phương tiện. Sắp tới, nhà trường sẽ mở tuyển sinh các ngành học như Nha khoa, Dược, Tiền Y khoa và Hàng không.

Học tại AUV, sinh viên có cơ hội trải nghiệm việc học tập xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sinh viên có thể hoàn thành việc học tập các chuyên ngành mình yêu thích qua hệ thống 2+2 (2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Mỹ), 1+3 hoặc 3+1 với bằng Cử nhân và 2+3, 2+4, 4+1 hoặc 4+2 với bằng Thạc sĩ, trong hệ thống các trường Đại học Đối tác với AUV (VCU, ASU, UMKC, Wentworth...).

Kết quả học tập tại AUV có thể được chuyển tiếp đến các trường Đại học hàng đầu tại Mỹ.

Mức học phí của AUV khoảng 160 triệu đồng/kỳ (thay đổi theo từng ngành).

Trường Đại học RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology hay Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne) – có trụ sở chính tại Melbourne, Australia. Tại Việt Nam trường có 2 cơ sở tại Hà Nội (Handi Resco Building, 521 Kim Mã, P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình) và TPHCM (702 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Hưng, Q.7).

Chương trình đào tạo cử nhân của RMIT hiện có khoảng 18 ngành như: Kinh tế và tài chính, Thiết kế, Quản trị nguồn nhân lực, Quản lý chuỗi cung ứng & Logistics, Công nghệ thông tin… Bằng cử nhân của trường RMIT Việt Nam được công nhận khắp nơi trên thế giới.

Học phí toàn khoá chương trình đại học năm 2020 tại RMIT thấp nhất vào khoảng hơn 867 triệu đồng, một số ngành lên đến hơn 1,1 tỷ đồng (như các ngành thuộc khoa Khoa học và Công nghệ). Như vậy mức học phí trung bình mỗi năm của trường vào khoảng 289 triệu đồng.

Trường VinUniversity (VinUni)

Đứng đầu bảng xếp hạng học phí cao là trường VinUniversity (VinUni). VinUni là trường đại học được Tập đoàn Vingroup đầu tư với 3.500 tỷ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và 3.000 tỷ cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng như bù lỗ vận hành cho 10 năm đầu tiên.

Đại học VinUni có diện tích khoảng 23 hecta, nằm trong khuôn viên quần thể Đại đô thị Vincity Ocean (Gia Lâm, Hà Nội).

Năm học 2020 - 2021, VinUni tập trung đào tạo các ngành trong lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin và Sức khỏe. Cụ thể:

Trường dự kiến tuyển 300 sinh viên và 50 giảng viên cho năm học 2020 - 2021. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên thực hiện theo các tiêu chuẩn QS tiên tiến nhất: 15-20 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, 15 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và công nghệ và 10 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Chi phí đào tạo trung bình hàng năm (gồm giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp và các chi phí đầu tư liên quan...) cho mỗi sinh viên tại trường Đại học VinUni là 35.000 USD (khoảng 814 triệu đồng) với hệ đại học và 40.000 USD với hệ sau đại học. Mức học phí này xấp xỉ học phí đại học tại Mỹ hay Úc.

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có trụ sở ở 215 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TPHCM. Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM.

Hiện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng áp dụng mức học phí với hai ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt khoảng 180 triệu đồng/năm (chương trình tiếng Việt) hoặc 210 triệu đồng/năm (chương trình tiếng Anh).

Năm 2008, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hợp tác thành lập trường Đại học Việt Đức tại Lê Lai, Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương với mục tiêu cung cấp cho sinh viên Việt Nam một nền giáo dục chất lượng, theo tiêu chuẩn của Đức.

Học phí áp dụng cho sinh viên Việt Nam tại Đại học Việt Đức dao động từ 74-80 triệu đồng/năm (mỗi năm có 2 học kỳ). Như vậy, nếu học những ngành như Quản trị Kinh doanh, Tài chính và Kế toán... sinh viên sẽ phải đóng khoảng hơn 39 triệu đồng/kỳ; nếu học các ngành Kỹ thuật điện và máy tính, Kiến trúc,… sinh viên sẽ đóng mức học phí thấp hơn vào gần 37 triệu đồng/kỳ.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Theo Tổng cục Thống kê, Hà Nội cùng với Quảng Ninh và TP.HCM là 3 địa phương có mức sống cao nhất cả nước năm 2022.

Hà Nội tiếp tục là địa phương có mức sống cao nhất cả nước năm 2022. Ảnh: Việt Linh.

Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022 của Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy vùng Đồng bằng sông Hồng có chỉ số SCOLI cao nhất cả nước, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có chỉ số giá SCOLI thấp nhất.

Thống kê chỉ số giá sinh hoạt từng tỉnh, thành phố năm 2022 cho thấy 5 địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm vừa qua là Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở chiều ngược lại, 5 địa phương có mức giá thấp nhất cả nước là Quảng Trị, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Nam Định.

Chi phí sống ở TP.HCM rẻ hơn Hà Nội

Tại báo cáo này, Quảng Ninh xếp thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 99,9% Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, địa phương này có 6 nhóm chỉ số giá bình quân cao hơn Hà Nội như giáo dục (106%); thuốc và dịch vụ y tế (106%); đồ uống và thuốc lá (105%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (101%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (101%).

"Quảng Ninh có vị trí đắt đỏ thứ hai cả nước do là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước", Tổng cục Thống kê đánh giá.

Theo cơ quan thống kê, trong những năm qua, Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả ngành kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với địa phương khác.

Đứng thứ ba cả nước là TP.HCM với chỉ số SCOLI bằng 96% so với Hà Nội. Một số nhóm hàng của TP.HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội phải kể tới may mặc, mũ nón và giày dép (78%); văn hóa, giải trí và du lịch (92%); thiết bị và đồ dùng gia đình (94%)...

Ngược lại, địa phương này cũng có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội như hàng hóa và dịch vụ khác (120%); đồ uống và thuốc lá (114%); bưu chính viễn thông (113%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (111%).

Theo Tổng cục Thống kê, Quảng Trị là địa phương có chỉ số SCOLI năm 2022 thấp nhất cả nước khi chỉ bằng 86,83% so với Hà Nội. Giá bình quân các nhóm hàng của Quảng Trị so với Hà Nội chủ yếu dao động trong khoảng 76-115%.

"Giá lương thực, thực phẩm; may mặc, mũ nón giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; dịch vụ giáo dục và y tế thấp, chi phí du lịch rẻ là các yếu tố làm cho mức độ đắt đỏ của Quảng Trị thấp nhất cả nước", Tổng cục Thống kê đánh giá.

Địa phương có chỉ số giá SCOLI thấp thứ 2 cả nước năm vừa qua là Bến Tre và Trà Vinh, cùng ở mức 87% so với Hà Nội. Tiếp theo là các tỉnh Sóc Trăng, Nam Định, Hậu Giang, Đồng Tháp, Gia Lai...

Cơ quan thống kê đánh giá các tỉnh có mức giá thấp nhất cả nước phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.

30 địa phương gia tăng mức độ đắt đỏ trong chi phí sinh hoạt

Tổng cục Thống kê cho biết so với năm 2021, năm 2022 có 25 địa phương biến động giảm mức độ đắt đỏ, 30 địa phương tăng mức độ đắt đỏ và 8 địa phương không biến động.

Trong đó, các tỉnh biến động nhiều nhất với mức tăng/giảm 10-17 bậc là Bắc Kạn, Long An, Thanh Hóa, Tiền Giang, Thái Nguyên... Các địa phương không biến động là Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cà Mau.

Một số địa phương ghi nhận giảm mức độ đắt đỏ hơn năm 2021 (khoảng 9-17 bậc) là Bắc Kạn, Long An, Đồng Tháp, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tĩnh chủ yếu có giá thấp hơn ở nhóm hàng thực phẩm, giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng hóa và dịch vụ khác.

Trong đó, Bắc Kạn có chỉ số SCOLI thay đổi biên độ lớn nhất cả nước với mức giảm 17 bậc so với năm 2021 (năm 2021 xếp vị trí 15, đến năm 2022 giảm xuống vị trí 32).

Năm 2022 ghi nhận 30 địa phương gia tăng mức độ đắt đỏ trong chi phí sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Giám.

Ngược lại, một số địa phương như Thanh Hóa, Tiền Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Lâm Đồng có biến động tăng mức độ đắt đỏ của năm 2022 so với năm 2021 tương đối cao (10-13 bậc). Thanh Hóa từ vị trí 49 năm 2021 đã leo lên vị trí 36 do giá nhóm bưu chính, viễn thông cao hơn 9% so với Hà Nội; đồ uống thuốc lá cao hơn 6%.

Hay Tiền Giang từ vị trí thứ 29 trong năm 2021 đến năm 2022 đã tăng lên vị trí thứ 17; Thái Nguyên từ vị trí 34 lên vị trí 24.

Theo cơ quan thống kê, kinh tế xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao. Diễn biến thương mại toàn cầu suy giảm; căng thẳng địa chính trị... làm cho đơn đặt hàng giảm, doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao.

Tuy nhiên, nhờ sự điều hành giá thận trọng, phù hợp của Chính phủ và hàng hóa tiêu dùng dồi dào với hệ thống phân phối đa dạng nên mức giá hàng hóa, dịch vụ của các địa phương ít biến động. Do vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá chỉ số SCOLI năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thay đổi nhiều so với năm 2021.

Link gốc: https://zingnews.vn/nhung-dia-phuong-co-chi-phi-song-dat-do-nhat-viet-nam-post1416715.html