Những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn. Ảnh: ITN

Những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả? Dưới đây là một vài biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo:

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam hiện nay như thế nào?

Dưới đây là một vài dẫn chứng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam:

Nước ta có ¾ diện tích là rừng và đồi núi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tuy vậy mức độ bao phủ của rừng đang ngày sụt giảm do tình trạng khai thác rừng trái phép.

Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam đạt khoảng 46%, khá khiêm tốn so với kỳ vọng.

Trong những năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên tại nước ta đang sụt giảm nhanh chóng, bình quân 2.500 ha rừng mỗi năm. Trong năm 2021, theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

Một trong những điểm nóng của nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép là tại khu vực Tây Nguyên.

Diện tích rừng phòng hộ thu hẹp, trong khi đó, rừng sản xuất ngày càng tăng. Nạn phá rừng đang diễn biến phức tạp khiến rừng phòng hộ đang suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng.

Tài nguyên khoáng sản hiện đang bị khai thác một cách quá mức, điều này không chỉ làm suy cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho môi trường.

Nước ta có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cả nước hiện có hơn 1000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác như than đá, sắt, titan, đá xây dựng, v.v. Tuy vậy, đánh giá về tiềm năng, các nhà khoa học cho rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng không nhiều, nằm trong danh mục hữu hạn, một phần còn lại rất nhỏ để tái tạo.

Bên cạnh đó, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản hiện chưa chặt chẽ dẫn đến việc khai thác và sử dụng thiếu quy hoạch; thất thoát tài nguyên, cũng như gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo đó, nếu giữ tốc độ khai thác và tiêu thụ dầu như hiện tại, lượng trữ dầu trên toàn cầu chỉ có thể đủ cung cấp trong vòng 30-40 năm nữa, bởi đây là một nguồn năng lượng không thể tái tạo.

Mặc dù đây là tài nguyên có thể tái sử dụng, tuy nhiên, việc khai thác thiếu hợp lý đang gây ra nhiều vấn đề cho môi trường đất, nhiều diện tích đất bị thoái hóa. Thực trạng phá rừng bừa bãi làm gia tăng diện tích đất bị xói mòn, rửa trôi, gây sạt lở, v.v.

Bên cạnh đó, các hoạt động canh tác nông nghiệp thiếu bền vững cũng đang làm suy giảm chất lượng đất. Chẳng hạn như việc sử dụng quá mức thuốc và phân bón hóa học khiến đất bị bạc màu, oxy hóa, mất đi đặc tính sinh học và dưỡng chất của mình.

Vấn đề môi trường biển cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Thực trạng vứt rác bừa bãi, khai thác thủy hải sản quá mức, v.v, đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho tài nguyên biển. Theo đó, nhiều loài động thực vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trước những hệ quả từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Sản lượng cá suy giảm, các rạn san hô có nguy cơ biến mất do tác động của thực trạng axit hóa đại dương.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Hệ sinh thái là tất cả các sinh vật sống trong một khu vực và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau và môi trường. (Tài liệu tham khảo: Cambridge dictionary)

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên gồm những gì? Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên được hiểu là những dạng vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng nhằm phục vụ cuộc sống sinh hoạt của mình.

Chẳng hạn như, tài nguyên đất được con người sử dụng để trồng các loại cây lương thực, cây ăn trái, v.v.

Tài nguyên thiên nhiên tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh khái niệm này là “Natural resources”.

Thực trạng của tài nguyên thiên nhiên Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây nhé.

Đọc thêm: Thực Trạng Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam Và Giải Pháp Đối Phó

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội.

Việt Nam có tiềm năng lớn về khai thác dầu khí trên biển Đông

Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palauwan và Borneo ở phía Đông và từ Trung Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam. Khu vực biển Đông có hàng trăm đảo nhỏ, bãi đá, bãi cát ngầm là nơi chứa các trữ lượng khổng lồ về các tài nguyên hydrocarbon, đặc biệt là khí tự nhiên.

Biển Đông cũng được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính ở biển Đông có 900.000 tỷ feet khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, tương đương 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính biển Đông có các trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa khai thác vào khoảng 5-22 tỷ thùng dầu và 2.000-8.200 tỷ m3 khí tự nhiên.

Hiện nay, hầu hết quốc gia trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, và Indonesia là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC). Bản đồ của Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, Mỹ) cho thấy Malaysia là nước có số lượng lô dầu khí thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số các quốc gia quanh Biển Đông, cùng Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia hiện cũng có trên dưới 40 giàn khoan hoạt động, chủ yếu ở vùng Biển Đông.

Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, vùng biển rộng hơn l triệu km2 có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trong đó, các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông; cho phép khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.

Ngoài ra, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.