Kỳ Thi Đánh Giá Tư Duy Bách Khoa
Đề thi đánh giá tư duy - ĐH Bách khoa
Các mốc thời gian, lịch thi đánh giá tư duy 2024
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy (Tăng 3 đợt so với năm ngoái). Chi tiết về lịch tổ chức của các đợt thi như sau:
* Thời gian tổ chức thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào các ngày Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật.
Đợt 3 kỳ thi Đánh giá tư duy có tổng số 431 phòng thi, chia 2 ca sáng/chiều, số cán bộ coi thi là 243 thầy/cô giáo. Số thí sinh dự thi ca sáng là 6.000 thí sinh, ca chiều 5.000 thí sinh.
Nội dung và hình thức bài thi đánh giá tư duy năm 2024 gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm, gồm chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.
Kết quả thi Đánh giá tư duy được cấp giấy chứng nhận có thời hạn hai năm để thí sinh dùng đăng ký xét tuyển vào các trường chấp nhận bài thi này.
Kỳ tuyển sinh năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức 6 đợt thi Đánh giá tư duy. Gần đây nhất là đợt 2 kỳ thi Đánh giá tư duy ngày 20/1/2024 với hơn 5.100 thí sinh, trong đó có 59 thí sinh dự thi là các học sinh hiện đang học lớp 10 và lớp 11, thí sinh điểm cao nhất đạt 91,55/100 điểm.
Đợt 1 kỳ thi Đánh giá tư duy tổ chức ngày 31/12/2023, thí sinh điểm cao nhất đạt 95,85/100 điểm.
Thí sinh lưu ý lịch đăng ký dự thi dự kiến của các đợt thi TSA2024 tiếp theo:
Đó là tâm sự của cô gái sinh năm 2004 Nguyễn Thị Luy, quê ở Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.
Câu chuyện của Luy sau khi kết thúc bài thi TSA đợt 3 - điểm thi Đại học Bách khoa Hà Nội - là những ấn tượng về bài thi hay, thú vị, nhất là nội dung Đọc-Hiểu liên quan đến chuyện kháng kháng sinh; là nụ cười bừng sáng khuôn mặt khi chia sẻ về ước mơ học ngành Kỹ thuật Y sinh, Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu loại thuốc chữa ung thư cho mẹ và tìm ra phương cách giúp đỡ những thế hệ ảnh hưởng di chứng chất độc da cam – như bố và anh trai của Luy.
Luy kể: “Từ lúc em sinh ra đến giờ, nhà em là hộ nghèo rồi”. Bố Luy bị ảnh hưởng chất độc màu da cam từ ông nội em, một cựu chiến binh, một nửa người co cứng, không đi được xe đạp, xe máy. Khó khăn về sức khỏe nhưng bố Luy rất chăm chỉ, yêu thương vợ con. Mẹ Luy mắc bệnh ung thư 8 năm nay, thêm di chứng ảnh hưởng tâm lý do một biến cố thời trẻ nên luôn cần người bên cạnh chăm sóc. Mẹ cô gái lúc nào cũng lo con bị bắt nạt, hãm hại nên không cho Luy đi xa khỏi nhà.
Anh trai Luy bị di chứng da cam từ bố, năm Luy học lớp 7, anh bị bại não, tăng động, phải giữ tại nhà và có người chăm sóc thường xuyên. Anh mất đúng thời gian mẹ Luy phải hóa trị, xạ trị khi lần đầu tiên lên Hà Nội chữa trị.
Tốt nghiệp THPT năm 2022, Nguyễn Thị Luy ghi nguyện vọng vào ngành Kỹ thuật Y sinh, Bách khoa Hà Nội. Luy đỗ đúng ngành em mơ ước nhưng trước ngày công bố điểm trúng truyển, lo điểm của mình không đạt, lòng dạ lại ngổn ngang lo cho sức khỏe và tâm lý của mẹ nếu mình học xa, Luy vào hệ thống… bỏ nguyện vọng Bách khoa. “Biết kết quả, em có chút tiếc nuối. Có lẽ em là học sinh duy nhất ở Trường THPT Đồng Lộc không đỗ ĐH. Nhưng 2 năm ở nhà chăm sóc mẹ, em nghĩ mình đã không bỏ phí giây phút nào.” – Luy tâm sự.
Năm 2023, những người bạn thân của mẹ Luy đến tận nhà rỉ rả, thuyết phục mẹ cho Luy học xa, rằng muốn con có tương lai, thoát nghèo thì cho con tự lập. Nhận cái gật đầu đồng ý của mẹ, Luy phấn khởi đèn sách tự ôn tập để thi ĐGTD và ôn thi tốt nghiệp khối A1, tăng khả năng trúng tuyển vào Bách khoa Hà Nội.
Luy có thể đăng ký thi ĐGTD tại Vinh – gần nhà – nhưng cô gái quyết định đăng ký thi tại Đại học Bách khoa Hà Nội, thi xong sẽ đưa mẹ tái khám tại Bệnh viện K Tân Triều. Đến ngày đi, mẹ Luy ốm mệt nên Luy đi cùng bố. “Em muốn đến Bách khoa thăm các bạn. Lớp em nhiều bạn học Bách khoa lắm. Bạn thân nhất của em học ngành IT, Trường CNTT&TT. Em còn thăm các thầy/cô Ban Tuyển sinh – hướng nghiệp nữa. Cô Lương Hiền từng động viên em ôn thi, nếu đỗ Bách khoa Hà Nội cô sẽ giới thiệu cho em các học bổng và lo cho em chỗ ở”.
Bố con Luy rất cảm động khi được các thầy/cô giáo Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệt tình hỗ trợ. Rút ngắn quãng đường từ nơi Luy ở nhờ tại Đông Anh đến điểm thi Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy/cô đã liên hệ để bố con Luy được ở KTX Bách khoa trong 10 ngày, vừa đi thi ĐGTD, vừa chờ ngày 17/3 dự Open day tổ chức tại Bách khoa Hà Nội, trực tiếp gặp các thầy/cô để được tư vấn chuyên sâu về ngành nghề, định hướng tương lai. “Em cảm ơn các thầy/cô đại học đã thương yêu, tạo điều kiện cho bố con em, dù em chưa là sinh viên của Nhà trường.” – Luy xúc động bày tỏ.
Nguyễn Thị Luy dự định sau này học và tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ lập dự án “HOPE”. Luy tìm hiểu, “Hope” tiếng Anh là hy vọng, nhưng nếu viết hoa thì là một loại thuốc chữa ung thư. Hiện nhóm HOPE của Luy đã có nhiều người bạn là sinh viên Bách khoa tham gia. Luy nhắn các bạn: “Đợi tớ học và tốt nghiệp Bách khoa, có “lực” để thành lập Quỹ, các cậu sẽ là những nhà tài trợ đầu tiên của tớ nhé!”
Tình yêu, ước mơ tương lai thực hiện cùng Bách khoa Hà Nội đã cho Luy có động lực để vượt lên hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đúng như Luy chia sẻ: Tình yêu Bách khoa Hà Nội thắp sáng cuộc đời em!
Trong ngày 25/5/2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức đã chính thức mở đăng ký với Kì thi Đánh giá Tư duy, thời gian đăng ký kéo dài tới 17h ngày 15/6/2022. Hiện tại có 20 trường đại học sử dụng kết quả kì thi Đánh giá Tư duy làm phương thức xét tuyển.
Kì thi Đánh giá tư duy năm nay được Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức vào ngày 15/7/2022 tại Hà Nội (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Trường Đại học Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (Trường Đại học Vinh), Tuyên Quang (Trường Đại học Tân Trào) và Đà Nẵng (Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng).
Về cấu trúc bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội: Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán – Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh, hoặc cả hai.
Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.
Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán và tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.
Mục đích của kỳ thi nhằm hướng tới lựa chọn thí sinh có năng lực học tập tốt, nên các câu hỏi trong bài thi có tính phân loại cao với phổ điểm rộng. Với phương thức này, những ngành cạnh tranh sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng tính khắt khe trong tuyển chọn. Ngoài ra, việc tham gia kỳ thi đánh giá tư duy cũng là một cơ hội nữa cho các thí sinh xét tuyển vào trường đại học mong muốn, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT.
Danh sách các trường Đại học sử dụng kết quả Kì thi Đánh giá tư Duy để xét tuyển năm học 2022:
1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
3. Trường ĐH Giao thông vận tải
9. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
11. Trường ĐH Bách khoa Đà nẵng – ĐH Đà Nẵng
12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
13. Học viện Chính sách và Phát triển
14. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
17. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh
18. Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á châu
Năm 2022, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa thêm môn Khoa học tự nhiên vào bài đánh giá tư duy. Với thí sinh năng lực ngoại ngữ tốt có thể tham gia môn Ngoại ngữ để xét vào những ngành học không phải kỹ thuật chuyên sâu.