Chiếc đồng hồ khổng lồ nằm trên tay.

Có nên sống ở Malaysia không khi dễ dàng về thăm Việt Nam

Nhiều người lo lắng rằng khi đã đến Malaysia thì rất khó về thăm Việt Nam vì mức sống ở Malaysia so với Việt Nam là quốc gia phát triển cao và bạn không còn dư chi phí để về thăm nhà. Tuy nhiên đó là sai lầm. Vốn mức sống ở Malaysia so với Việt Nam chênh lệch không đáng kể. Hơn nữa mức lương nhận được ở Malaysia hậu hĩnh hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Yếu tố quan trọng quyết định chi phí về thăm nhà là tiền vé máy bay. Bạn băn khoăn và lo sợ chúng rất đắt? Nhưng không! Không hề đắt. Bạn chỉ mất từ 4~ 4h30 phút để có thể về Việt Nam theo đường máy bay và mức vé bạn cũng dễ dàng mua được với giá hợp lý: 250~ 300 RM. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến một vài chương trình hỗ trợ cho người nước ngoài hoặc các công ty trợ cấp cho nhân viên tiền vé máy bay. Khi đó bạn đã tiết kiệm được một khoản đáng kể.

Vé máy bay từ Malaysia về Việt Nam không hề đắt đỏ

Chỉ với 2 điều kiện trên đã thấy việc sinh sống tại Malaysia không gặp khó khăn gì về tài chính. Sống, làm việc trong môi trường phát triển với chi phí hợp lý không những giúp nâng cao tay nghề mà còn giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí cho quá trình phát triển của bản thân.

Kinh nghiệm sống ở Malaysia cho lao động Việt

Hiểu rõ công việc sẽ làm tại Malaysia là thành công bước đầu của mỗi lao động Việt

Trên đây là những dẫn chứng về chi phí sinh hoạt và các chi phí khác ở Malaysia mà ANB Việt Nam đưa ra nhằm chứng minh cho bạn thấy mức sống ở Malaysia so với Việt Nam không chênh lệch nhiều. Malaysia còn là đất nước đáng lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động vì có những chế độ, quyền lợi rất tốt cho lao động nước ngoài. Ngoài ra ANB Việt Nam cũng mách bạn những kinh nghiệm nhỏ giúp nhanh hòa đồng cuộc sống tại Malaysia.

Hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu đi Malaysia lao động thì hãy nhớ ANB là đơn vị tư vấn việc làm, dịch vụ visa các nước có tên tuổi tại Hà Nội. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn 24/7.

Mỗi năm, người lao động được hưởng 12-16 ngày nghỉ phép (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường là 12 ngày (chỉ tính ngày làm việc, không tính ngày nghỉ theo quy định).

Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ phép hằng năm là 14 ngày làm việc.

Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ phép hằng năm là 16 ngày làm việc.

Số ngày nghỉ phép hằng năm nêu trên cũng không cố định mà tăng theo thâm niên làm việc của người lao động. Cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động (Ảnh: Tùng Nguyên).

Trước đây, theo Bộ luật Lao động năm 2012, khi người lao động không sử dụng hết ngày nghỉ phép năm thì đến cuối năm sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép năm.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2019 có điều chỉnh, loại bỏ quy định thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ phép năm của người lao động.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, chỉ có trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm (tính tại thời điểm thôi việc, bị mất việc làm) thì được người sử dụng lao động mới thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm, chủ sử dụng lao động sẽ tính số ngày nghỉ phép hằng năm chưa sử dụng của người lao động và thanh toán bằng tiền. Tiền lương làm căn cứ trả cho những ngày chưa nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Với những trường hợp khác, người lao động sẽ không được thanh toán bằng tiền cho những ngày nghỉ phép năm chưa được sử dụng hết.

Để tránh thiệt thòi quyền lợi, người lao động nên bố trí sử dụng hết ngày nghỉ phép năm được hưởng lương của mình.

Nếu không có kế hoạch sử dụng hết ngày nghỉ phép năm trong một lần, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chia số ngày nghỉ phép hằng năm thành nhiều lần trong năm.

Nếu đến cuối năm, người lao động vẫn chưa dùng hết ngày nghỉ phép năm theo quy định thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chuyển ngày phép sang năm sau nhưng nghỉ gộp tối đa không quá 3 năm/lần.

Seollal là tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc, một trong hai ngày Tết lớn nhất ở nước này cùng với Tết Trung thu.

Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày 1/1 âm lịch hàng năm.

Đối với người Hàn Quốc, Tết Nguyên đán không chỉ là đánh dấu một năm mới, mà còn là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ thành viên trong gia đình. Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người.

Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho Seollal, đặc biệt là thực phẩm, đi lại và quà tặng. Chỉ riêng đồ thờ cúng và quà tặng cũng đã có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, do đó những ngày gần Tết, chợ và các cửa hàng bách hóa thường chật cứng người mua đồ.

Thực phẩm dùng cho thờ cúng thường có các loại rau, thịt, cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi.

Một điều quan trọng khác cần phải chuẩn bị trước Seollal, đặc biệt là đối với những người ở xa quê, là thu xếp việc đi lại. Việc đi lại ở Hàn Quốc vào những ngày trước Tết quả là cực hình, việc đặt vé tàu xe cũng rất khó khăn do có quá nhiều người muốn trở về quê hương ăn Tết.

Việc đi lại bằng xe ôtô vào dịp Tết có thể lâu gấp hai đến bốn lần bình thường do mật độ giao thông quá đông. Vì lý do này mà ở Hàn Quốc có kênh radio riêng để thông báo mật độ giao thông theo thời gian thực tại các điểm nút giao thông trong những ngày trước Tết

Hầu hết người dân Hàn Quốc sẽ rời các thành phố lớn để về quê ăn Tết, nhưng gần đây có một xu hướng mới phát triển là cha mẹ ở quê sẽ lên thành phố ăn Tết cùng con cái để tránh sự đông đúc và bất tiện. Nhưng cho dù ăn Tết theo cách nào thì cũng đều đau đầu cả.

Những món quà phổ biến trong ngày Tết

Các món quà Seollal thường thay đổi mỗi năm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng tặng quà, nhưng món quà phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ quà tặng của các cửa hàng bách hóa.

Quà cho cha mẹ thường là nhân sâm, mật ong, sản phẩm sức khỏe, và ghế massage. Ngoài ra có thể tặng dầu gội đầu, xà phòng tắm, kem đánh răng… hoặc các hộp/ rổ thịt hộp, cá ngừ, bánh truyền thống, cá khô hoặc trái cây.

Các món ăn ngày Tết đối với người Hàn Quốc đặc biệt quan trọng. Các gia đình thường mất cả ngày trước Tết, để chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng cũng như để ăn uống cho gia đình. Người Hàn Quốc tin rằng, đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn, do đó họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau được bày trên bàn thờ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau.

Chuẩn bị đồ ăn trong gia đình thường là việc của phụ nữ, nhưng ngày nay nhiều gia đình Hàn Quốc đã san sẻ công việc nặng nhọc này cho các thành viên khác, hoặc đơn giản là thuê các dịch vụ cung cấp thực phẩm. Đây là xu hướng mới được các bà nội trợ trẻ đặc biệt yêu thích vì nó giảm được gánh nặng phải chuẩn bị đồ cúng.

Nghi lễ thờ cúng và các trò chơi dân gian

Buổi sáng đầu năm mới được bắt đầu bằng nghi lễ cúng tổ tiên. Toàn bộ các thành viên trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề (thường là hanbok), tập trung trước bàn thờ cúi lạy trước vong linh của tổ tiên, cầu ông bà tổ tiên mang đến cho cả gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.

Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là tteokguk, canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau. Người Hàn Quốc tin rằng, ăn tteokguk trong ngày đầu năm mới là sẽ lớn thêm một tuổi. Do đó, người ta có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Cậu ăn bao nhiêu lần tteokguk rồi?”

Sau bữa ăn, các thế hệ trẻ trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Sau đó, ông bà cũng chúc cho con cháu một năm mới thịnh vượng. Quà năm mới cho trẻ em thường là sebaetdon (iền mừng tuổi). Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên trong gia đình cùng chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.

Seollal là dịp để cả gia đình cùng tham gia vào các hoạt động vui vẻ. Trò chơi phổ biến nhất là Yutnori, tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam, các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ (thay cho các viên xúc xắc). Trò chơi này rất dễ, nên cả gia đình có thể cùng chơi bằng cách chia đội để cá cược.

Ngoài ra còn có các trò chơi khác như Jegi-chagi (trò chơi đá cầu), Neoltwiggi (trò chơi bập bênh), Tuho (trò chơi ném mũi tên), và Yeon-naligi (trò chơi thả diều). Cuối ngày các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim, hoặc các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.

Gần đây có những gia đình Hàn Quốc chọn cách đón Tết bằng cách đi du lịch. Trong ngày Seollal, cả gia đình sẽ cùng đi đến các khu trượt tuyết hoặc đi spa. Ngoài ra, các khu du lịch như làng truyền thống, các cung điện và các bảo tàng có các chương trình biểu diễn sự kiện chào đón năm mới cũng là lựa chọn cho cả gia đình để đi chơi vào ngày Tết.

Người dân Đài Loan (Trung Quốc) đón Tết Tân Sửu 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt ở hòn đảo này. Do vậy, mọi thứ diễn ra như bình thường.

Giới chức Malaysia ngày 7/2 đã nới lỏng các hạn chế về Covid-19 đối với bữa tối sum họp dịp Tết, chỉ vài ngày sau khi ra thông báo về các giới hạn nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan.

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó với cách phát âm đặc biệt, chính điều này khiến cho người Nhật gặp nhiều khó khăn khi học các ngôn ngữ sử dụng chữ Latin, tiêu biểu có thể kể đến tiếng Anh.

Tại Nhật Bản, ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là tiếng Nhật. Đối với những người đến làm việc tại quốc gia này hay du học, xuất khẩu lao động đều phải học tiếng Nhật với những trình độ nhất định theo yêu cầu. Tuy nhiên người Nhật nói tiếng Anh như thế nào, phát âm ra sao, trình độ tiếng Anh có tốt không là điều mà nhiều người thắc mắc.

Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã bắt đầu mở cửa trở lại và giao thương với nhiều quốc gia phương Tây. Tiếng Anh cũng được đưa vào thành một môn học trong hệ giáo dục và đào tạo từ bậc tiểu học đến phổ thông tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, đến nay tại Nhật Bản tiếng Anh chưa được sử dụng rộng rãi cho lắm. Đa số những người Nhật khi giao tiếp sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu. Đặc biệt những tài liệu, các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài đều được dịch sang tiếng Nhật để người dân sử dụng.

Do đó tiếng Anh tại Nhật không được sử dụng phổ biến. Mặc dù số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản là rất lớn nhưng họ cũng chỉ sử dụng chung ngôn ngữ tiếng Nhật trong giao tiếp, làm việc và trong đời sống thường ngày nên hầu như ít thấy người Nhật giao tiếp tiếng Anh trong bất kỳ ngành nghề nào hay trong cuộc sống.

Tiếng Anh là một trong những môn học đối với bậc tiểu học cho đến phổ thông trung học. Tuy nhiên hầu như người Nhật chỉ giáo dục ngôn ngữ này theo hình thức đọc và viết là chủ yếu. Còn lại kỹ năng nghe hiểu, giao tiếp không được học kỹ lưỡng. Hầu như các học sinh tại quốc gia này đều chỉ học tiếng Anh như một môn học bắt buộc.

Tại một số trường Đại học Quốc tế có một số khoa tiếng Anh nhưng số lượng người Nhật theo học hầu như là rất ít, còn lại đa số là du học sinh người nước ngoài.

Tiếng Anh không phải là một ngoại ngữ phổ biến tại Nhật Bản. Do đó người Nhật nói tiếng Anh rất kém. Hầu như khi đến quốc gia này nếu giao tiếp bằng tiếng Anh thường người Nhật sẽ khó có thể hiểu và trả lời được.

Tại những cửa hàng hay các công ty lớn thậm chí tiếng Anh hầu như không được sử dụng. Họ chỉ sử dụng tiếng Nhật cho toàn bộ các hoạt động và công việc nên ngôn ngữ tiếng Anh với họ là điều khá khó khăn, họ không nói được ngôn ngữ này ngay cả những câu giao tiếp đơn giản.