Bước đầu tiên của hoạt động tiêu hoá trong cơ thể chính là nhai. Theo nghiên cứu khoa học chứng minh rằng việc nhai kỹ thức ăn góp phần làm giảm các rối loạn về đường tiêu hoá như: chứng trào ngược dạ dày – thực quản, đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là táo bón. Thực hiện tốt việc nhai sẽ  làm giảm tình trạng phải làm việc quá tải của các cơ quan khác, hạn chế gây rối loạn tiêu hoá (đau bụng, đầy hơi, chướng bụng ), giúp các chất  dinh dưỡng hấp thu dễ dàng hơn.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

Miệng là cơ quan đầu tiên trong hệ tiêu hoá, có chức năng tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để phân huỷ thức ăn thành những khối nhỏ hơn có thể nuốt được.

Quá trình tiêu hoá ở khoang miệng gồm hoạt động nhai và nuốt. Răng và xương hàm sẽ tiến hành nhai thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hoá dễ dàng hơn. Cùng với đó các tuyến nước bọt bắt đầu tiết ra nước bọt trộn lẫn vào với thức ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học. Thức ăn được nước bọt làm mềm, làm ẩm để dễ nghiền hơn vì có 99% là nước. Đặc biệt trong nước bọt có chứa enzyme Amylase giúp phân tách carbohydrate, nhất là tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn.

Kết thúc quá trình tiêu hoá ở miệng, các chất protid và lipid chưa được phân giải, một phần nhỏ tinh bột phân giải thành đường Maltoza. Thời gian thức ăn lưu lại trong miệng là rất ngắn nên sự phân giải không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu.

Thực quản là ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Sau khi thức ăn trong miệng được nuốt sẽ đẩy xuống thực quản theo cơ chế co thắt và giãn cơ (nhu động ) đến van thực quản dưới – điểm giữa dạ dày và thực quản nhằm giúp cho thức ăn ở dạ dày không bị đẩy ngược lên thực quản.

Dạ dày là một tạng rỗng với các thành cơ rất khoẻ chứa các enzym và axit phân giải thức ăn thành dạng có thể hấp thu được. Các cơ trong dạ dày sẽ co bóp để di chuyển, nhào trộn thức ăn với nhau. Các enzyme tiêu hoá trong dạ dày bao gồm :

Kết quả quá trình tiêu hoá ở dạ dày : thức ăn được nhào trộn, tiêu hoá thành một chất nhuyễn. 10-20% protid được phân giải thành polypeptid dạng ngắn hơn, một phần lipid đã nhũ hoá phân giải thành monoglycerid và acid béo. Do dạ dày không có enzyme phân giải glucid nên phần lớn glucid chưa được tiêu hoá.

Ruột non là bộ phận dài nhất trong hệ tiêu hoá trung bình từ 5-9m với đường kính khoảng 1,5-3cm bao gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

Từ dạ dày, thức ăn bán tiêu hoá đi qua cơ thắt môn vị đến tá tràng. Tại đây dịch tuỵ được tuyến tuỵ tiết ra qua ống tuỵ ( ống Vater) hỗ trợ tiêu hoá protid, gulucid, lipid. Trên 80% glucid trong thức ăn được dịch tuỵ phân huỷ.

Thức ăn tiếp theo được chuyển từ tá tràng đến hỗng, hồi tràng. Nhờ các nhung mao và các nếp gấp của ruột non tại hỗng,  hồi tàng giúp tăng diện tích bề mặt bên trong tăng cường hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Kết thúc quá trình tiêu hoá ở ruột non ol, acid béo và một số chất  khác; còn lại glucid thuỷ phân thành glucose, galactose và fructose cơ thể đều có khả năng hấp thụ được. Đối với chất xơ, chất gân, lõi tinh bột … chưa tiêu hoá được sẽ đưa xuống ruột già qua van hồi manh tràng.

Trong hệ tiêu hoá, gan đảm nhiệm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non. Mật từ gan tiết vào ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá chất béo và một số acid amin cần thiết, tập trung ở túi mật.

Ruột già có chức năng xử lý chất thải, được cấu thành từ : manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng.

Các chất thải từ ruột non đi vào ruột già bằng nhu động  dưới dạng chất lỏng, sẽ trở lên rắn hơn khi chất dinh dưỡng còn lại và nước được ruột già hấp thụ. Chất nhầy được tiết ra để phân di chuyển đến trực tràng dễ dàng hơn nhờ nhu động ruột. Khi đạt về lượng, độ mềm, tạo hình, sẽ xảy ra phản xạ không điều kiện (cơ trơn co bóp, cơ thắt hậu môn mở) để tống phân ra ngoài cơ thể.

Thời gian tiêu hoá thức ăn là bao lâu?

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ diễn ra trung bình trong khoảng 24-72 giờ. Thời gian này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: số lượng, loại thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể, thể trạng, giới tính và độ tuổi của từng đối tượng.

Trong khoảng thời gian 6-8 tiếng, thức ăn di chuyển khá nhanh từ dạ dày qua ruột non và xuống ruột già. Tuy nhiên thức ăn có thể nằm lại ở  ruột già hơn 24 giờ để tiếp tục phân giải và hấp thu.

Bên cạnh đó thời gian tiêu hoá của từng loại thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Ví dụ các loại thực phẩm giàu protein và chất béo như thịt, cá hệ tiêu hoá cần 2 ngày mới có thể hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong khi thời gian này rút ngắn chỉ còn  1 ngày đối với thực phẩm nhiều chất xơ.

Quá trình tiêu hoá diễn ra ở cơ quan nào là quan trọng nhất

Ruột non là cơ quan quan trọng nhất của quá trình tiêu hoá. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là chủ yếu, chỉ một phần protid và carbohydrat được biến đổi hoá học. Chỉ khi đến ruột non với đầy đủ các enzyme, thức ăn mới được biến đổi về mặt hoá học thành các chất dinh dưỡng đơn giản cơ thể có thể hấp thụ được. Đặc biệt với cấu tạo từ các nhung mao, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu một cách tốt nhất tại ruột non.

Tóm lại tiêu hoá là một hoạt động thiết yếu hàng ngày trong cơ thể, giúp cung cấp chất dinh dưỡng để cơ thể chúng ta hoạt động và phát triển  khoẻ mạnh. Hi vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ hiểu sâu hơn về quá trình tiêu hoá ở khoang miệng và tạo cho bản thân thói quen ăn chậm, nhai kỹ để mang lại những lợi ích cho sức khoẻ của bản thân.

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

Tại sao khi nhai cơm lâu lại có cảm giác ngọt?

Khi nhai lâu, tinh bột có trong cơm chịu tác động của enzyme amilaza có trong nước bọt biến đổi một phần thành đường Mantôzơ. Đường này tác động lên các gai vị giác trên lưỡi khiến cho chúng ta có cảm giác ngọt.

Tiêu hóa trong cơ thể người diễn ra như thế nào?

Thông qua quá trình tiêu hoá ở khoang miệng và ống tiêu hoá, thức ăn được biến đổi thành các chất hoá học có trọng lượng phân tử thấp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ miệng đến đại tràng với sự hỗ trợ của các tuyến phụ như: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ. Quá trình tiêu hoá được thực hiện với sự kết hợp của hai quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học: