Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực năm nay vẫn được kỳ vọng ở mức cao. Năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%. Ảnh minh họa: congthuong.vn

Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng do đồng baht mạnh lên, trong khi lũ lụt ở Bangladesh làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 580 USD/tấn, tăng từ mức 570 USD trong tuần trước, do đồng baht tăng giá.

Giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa do tình hình lũ lụt được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung trên toàn quốc. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 540-545 USD/tấn, cũng không thay đổi so với tuần trước.

Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng trong phiên giao dịch ngày 30-8, qua đó khép lại tuần vừa qua với mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng do tâm lý lo ngại về sản lượng sụt giảm ở châu Âu. Trong khi đó, giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và giá ngô tăng nhẹ khi nhu cầu đối với các loại ngũ cốc này đi lên.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Ngày 26-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới.

Trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam có sản lượng ít trồi sụt nhất 30 năm qua, kể cả trong thời kỳ El Nino.

Lần đầu tiên trong 15 năm, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt mốc 600 USD một tấn từ đầu tháng 8, trong lúc chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu đảo lộn sau lệnh cấm của Ấn Độ, UAE, Nga. Các quốc gia này cùng chung nỗi lo mất mùa do hiện tượng El Nino - kiểu khí hậu tăng nắng, giảm mưa, vừa xuất hiện từ tháng 6.

Trong khi Nga và UAE chiếm "miếng bánh nhỏ" với tổng lượng gạo xuất khẩu chưa đến 300.000 tấn một năm, Ấn Độ là nước xuất gạo nhiều nhất - gần 22 triệu tấn mỗi năm, chiếm 40% thị phần. Quốc gia tỷ dân tuyên bố cấm bán ra nước ngoài tất cả loại gạo, trừ Basmati, khiến tổng lượng gạo giao dịch toàn cầu hụt khoảng 15%. Khoảng trống này trở thành cơ hội đối với các nước xuất khẩu gạo còn lại.

Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng thời cơ. Tuần trước, Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo sẽ nâng diện tích trồng lúa vụ thu đông tại Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất nước - thêm 50.000 ha so với kế hoạch đầu năm, lên 700.000 ha.

Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố "không hạn chế xuất khẩu để tận dụng thời cơ giá gạo hiện nay". Dù vậy, quốc gia này vẫn khuyến khích nông dân trồng lúa chuyển sang các loại cây khác cần ít nước hơn để thích ứng nguy cơ khô hạn do El Nino.

Từ năm 1990 đến nay, El Nino đã xuất hiện 9 lần trên toàn cầu, theo Cơ quan Khí tượng Mỹ, kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp.

Tại Ấn Độ, ba thập kỷ qua, hai lần sản lượng lúa giảm mạnh nhất rơi vào năm 2002 - âm 23%, và 2009 - âm 8% so với cùng kỳ, đều là những giai đoạn El Nino xảy ra. Tương tự, Thái Lan cũng chứng kiến ba lần lượng lúa thu hoạch giảm trên 10% vào các năm 2014, 2015, 2019, đều là năm có El Nino.

Cây lúa Việt Nam tỏ ra "dẻo dai" hơn. Trong 30 năm qua, sản lượng thu hoạch tăng bình quân 2,5% mỗi năm, cao hơn Ấn Độ (1,8%), Thái Lan (2,2%) và cũng ít trồi sụt nhất. Năm thất bát nhất của gạo Việt Nam là giai đoạn El Nino 2016. Khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chiếm 55% sản lượng cả nước - trải qua đợt hạn mặn lịch sử khiến 160.000 ha đất nhiễm mặn. Tổng thu hoạch lúa cả nước giảm 4%, vẫn thấp hơn nhiều so với kỷ lục tăng trưởng âm 2 chữ số của Ấn Độ hay Thái Lan.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, cho biết vùng trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long nằm dọc theo biên giới Campuchia, rộng khoảng 1,5 triệu ha, trải dài qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Là nơi sông Mekong vừa chảy vào Việt Nam, lại có hệ thống kênh đào dẫn nước lớn như Vĩnh Tế, Trung Ương, khu vực này luôn có đủ nước ngọt cho cây lúa. "Chúng ta có thể yên tâm về an ninh lương thực", GS Xuân nói.

Theo GS Xuân, nước sông miền Tây gần như nằm ngang mặt ruộng. Ngược lại, Thái Lan cũng có dòng Mekong chảy qua nhưng lại thấp hơn nhiều so với mặt đất nên việc bơm nước lên rất khó. Vì vậy, khi hiện tượng El Nino xảy ra kéo theo khô hạn, giảm mưa, nguy cơ thiếu nước tưới tiêu của Thái Lan cao hơn Việt Nam.

Một thay đổi lớn khác là sau nghị quyết phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu của Chính phủ năm 2017, những khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn chỉ còn trồng lúa năng suất cao vào mùa mưa, tranh thủ nguồn nước ngọt. Vào mùa khô, người dân không trồng lúa nữa mà đưa nước mặn vào ruộng nuôi tôm theo hướng "thuận thiên".

"Sự thay đổi trên giúp giảm thiệt hại vào các đợt hạn mặn sau đó, còn hiệu quả sản xuất lại cao hơn", GS Xuân nhận định. Ngoài ra, theo ông các giống lúa trong nước cho phép thu hoạch sau ba tháng nên có thể trồng tối đa ba vụ một năm. Còn giống của Ấn Độ, Thái Lan có vòng đời 4 tháng nên chỉ trồng được tối đa hai vụ. Vì vậy, năng suất lúa của Việt Nam cũng tốt hơn.

Thực tế, năng suất trồng lúa của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 liên tục tăng, vượt 6 tấn trên một ha. Theo dữ liệu của Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), mức này cao gấp đôi Thái Lan, nhiều hơn Ấn Độ 40%.

Trong khi đó, TS Trần Ngọc Thạch, Trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng Việt Nam không miễn nhiễm với El Nino nhưng sẵn sàng thích ứng. Ông dẫn chứng sau đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, miền Tây đã có thêm nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ chứa nước ngọt, cống ngăn mặn. Năm 2019, khi El Nino quay lại, sản lượng lúa của miền Tây giảm 1%, thấp hơn nhiều mức âm 7% vào ba năm trước đó.

Hiện, khí hậu Việt Nam chưa có nhiều bất thường, trong khi Ấn Độ đã trải qua thời tiết khắc nghiệt do El Nino từ tháng 4 khiến quốc gia này phải sớm có hành động. Theo ông Thạch, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng xuất khẩu gạo, hưởng lợi nhờ giá cao khi Ấn Độ tạm dừng "cuộc chơi".

"Đây là thời cơ để Việt Nam định vị mình là một nhà cung cấp gạo ổn định cho thế giới, tăng uy tín trên thị trường", TS Thạch nói và cho rằng với lợi thế giống lúa ngắn ngày hơn các nước, Việt Nam nên linh hoạt tăng diện tích trồng. Đồng thời, nông dân nên điều chỉnh lịch gieo vụ đông xuân sớm hơn nhằm tránh thiệt hại khi El Nino ảnh hưởng mạnh lên Nam Bộ và Tây Nguyên từ cuối năm, theo dự báo của ngành khí tượng.

Trên bình diện thế giới, Việt Nam cũng được xếp hạng cao về an ninh lương thực trong khu vực, theo thống kê của The Economist - tạp chí kinh tế uy tín của Anh. Dựa trên tiêu chí về độ sẵn có, khả năng chi trả của người dân, tính bền vững, chất lượng và an toàn, Việt Nam đứng thứ 7 châu Á và cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Trong khi đó, Thái Lan xếp thứ 9, còn Ấn Độ ở vị trí 11.

Theo FAO, bình quân mỗi người Việt có hơn 206 kg lúa, tương đương khoảng 103 kg gạo để tiêu thụ trong năm, sau khi loại trừ các mục đích sử dụng lúa khác (làm giống, thức ăn chăn nuôi, sản xuất thực phẩm công nghiệp, xuất khẩu). Con số này nhiều hơn 1/4 so với Thái Lan, và gấp đôi Ấn Độ.

Trong khi đó, mỗi người Việt chỉ ăn bình quân 6,9 kg gạo một tháng, tương đương 83 kg mỗi năm và đang có xu hướng giảm, theo khảo sát mới nhất của Tổng cục Thống kê. Tức là, lượng gạo dư ra khoảng 20 kg trên mỗi người dân.

"Về tổng thể, chúng ta không lo thiếu gạo mà chỉ sợ việc đầu cơ có thể đẩy giá gạo lên cao nhất thời ở một số địa phương, khiến người tiêu dùng trong nước chịu thiệt", ông Thạch nói, dẫn chứng tình trạng tương tự từng xảy ra năm 2008 khi người dân ùn ùn tích trữ gạo sau lệnh cấm xuất khẩu.

Sau tuyên bố của Ấn Độ, Nga, UAE, giá gạo trong nước hiện tăng nhanh. Tại TP HCM, các loại gạo thơm đã tăng thêm 2.000 đồng so với tuần trước, lên 18.000-25.000 đồng mỗi kg. Ở miền Tây, thương lái đến tận ruộng tranh mua lúa, nhiều công ty xuất khẩu đã đặt cọc cho nông dân, rơi vào thế khó khi chủ ruộng sẵn sàng đền hợp đồng để bán với giá cao hơn.

Năm nay, Việt Nam dự kiến sản xuất trên 43 triệu tấn lúa. Trong đó, khoảng 14 triệu tấn (tương đương 7 triệu tấn gạo) dành cho xuất khẩu, 18 triệu tấn phục vụ nhu cầu trong nước, bao gồm phần dự trữ.

Trước tiềm năng hiện tại, Thủ tướng hôm 6/8 ra chỉ thị yêu cầu các địa phương tận dụng thời cơ, tăng xuất khẩu gạo, nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực, xử nghiêm trường hợp đầu cơ trục lợi, đẩy giá bất hợp lý, gây bất ổn.

Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong năm 2022 - mức cao nhất trong 10 năm, nhưng ấn tượng hơn cả là trong một số thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới.

Giá gạo xuất khẩu nhiều thời điểm cao nhất thế giới

Trong Báo cáo mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, cao nhất 10 năm, đạt giá trị 3,45 tỷ USD, tăng 5,1% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân năm qua đạt 486 USD/tấn.

Trong nhiều tháng, từ tháng 8/2022 đến hết năm, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới, vượt gạo Thái Lan 15-27 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 40-50 USD/tấn.

Đà tăng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì trong 2 tháng đầu năm 2023, với mức bình quân gần 520 USD. Vì thế, sản lượng xuất khẩu dẫu giảm trên 20% trong tháng đầu năm, nhưng vẫn tăng xấp xỉ 7% về trị giá.

Đánh giá chung, Bộ Công thương cho hay, lượng lúa gạo đã được tiêu thụ hết cho người nông dân, nhờ đó đảm bảo lợi ích người trồng lúa có lãi, bình ổn giá thóc, gạo trong nước.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện tại là 463 USD/tấn (giá FOB), tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2022. Giá này tương đương gạo Thái Lan và cao hơn Ấn Độ, Pakistan 20-23 USD/tấn.Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Đối mặt với nhiều biến cố của thị trường lương thực thế giới, nhưng gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, EU… và gạo thơm ST24, ST25 xuất khẩu đã có giá trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn 2 lần giá xuất khẩu gạo trắng thông thường. Đây cũng là một năm khá thành công cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khi có nhiều đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường lớn.

Ngành sản xuất lúa gạo đang tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm sản lượng, tăng chất lượng, với các chủng loại gạo cao cấp, gạo thơm, tập trung vào các yêu cầu cao của thị trường thế giới, như sản xuất xanh, giảm phát thải, giảm thuốc trừ sâu, tăng sử dụng phân bón hữu cơ…

Điều này lý giải một phần vì sao giá gạo Việt Nam luôn ở mức cao trong thời gian gần đây. Đặc biệt, giá một số loại gạo có thương hiệu nổi tiếng như ST24, ST25 đã tăng đột biến, lên trên 1.200 USD/tấn.

Đáng chú ý, năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã khai thác tốt thị trường EU và sử dụng hết lượng hạn ngạch 80.000 tấn mà EU dành cho Việt Nam theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), với mức thực hiện  94.510 tấn, cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng tăng và đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính và tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cũng là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng, chủng loại gạo chất lượng cao để tận dụng tối đa lợi thế.

Cũng trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt vào EU, từ đó đưa mức tăng trưởng tại thị trường này đạt hơn 200%. Từ cuối năm ngoái, Tập đoàn đã nhận được đơn đặt hàng lên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU trong năm 2023.

Tiếp tục đa dạng hóa thị trường

Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu gạo năm 2023 cơ bản vẫn thuận lợi (khoảng 6,5 - 7 triệu tấn), do sự quay trở lại của các thị trường như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc.

Ngay lúc này, tín hiệu mừng là các đơn hàng từ Trung Quốc và Philippines tăng mạnh. Mừng nhất là Trung Quốc, sau năm 2022 giảm nhập gạo từ Việt Nam, nay liên tục chốt đơn hàng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng qua, Trung Quốc nhập khẩu 152.640 tấn, tương đương 90 triệu USD, tăng 86% về lượng và tăng 120% kim ngạch.

Giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc đứng đầu, với mức 589,7 USD/tấn (tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo các doanh nghiệp, khách hàng Trung Quốc hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm cao cấp như gạo thơm và gạo nếp, vốn là chủng loại gạo có giá cao.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) chia sẻ, doanh nghiệp đã ký kết được đơn hàng 2.000 tấn xuất sang Trung Quốc và đang triển khai xuất khẩu theo yêu cầu của đối tác. Đồng thời, Trung An đang đàm phán tiếp lô hàng khoảng 20.000 tấn.

Philippines, thị trường nhập trên 3 triệu tấn gạo Việt Nam trong năm ngoái, vẫn trong đà tăng nhập khẩu gạo. Lượng tồn kho của nước này giảm do nhiều diện tích gieo trồng bị tàn phá bởi bão Noru, chi phí phân bón tăng cao. Dự báo, nước này phải nhập khẩu 2,8 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, nên cũng tạo thêm cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu.

Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất, diện tích gieo trồng giảm 380.000 ha do hạn hán. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có tên trên bản đồ xuất khẩu gạo như Việt Nam.

Tuy vậy, Bộ Công thương cũng nhìn nhận nhiều thách thức với xuất khẩu gạo năm nay, như các thương nhân còn hạn chế trong chiến lược đa dạng hóa thị trường; xuất khẩu phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Philippines; xuất khẩu chủng loại gạo chất lượng cao còn hạn chế.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), ông Phan Văn Chinh cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, chi phí sản xuất lúa gạo cao...

Theo đó, ngành sản xuất lúa gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA đang thực thi.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần liên kết, đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất xanh để có thể tận dụng hết 80.000 tấn gạo sang EU theo cam kết trong EVFTA cùng các FTA với Vương quốc Anh và khai thác thị trường khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.