Song Sinh Bí Ẩn Tập 1
Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành - biểu tượng và là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa - Ảnh: SOHU
Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi
Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.
Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao
Đường ra biên giới dài khoảng 40 km càng lúc càng lên cao như minh chứng đang vượt đỉnh dãy Trường Sơn mà nhiều người đã nói, nó cũng khiến chiếc xe liên tục nóng máy, ì ra mỗi lúc lái qua đoạn dốc dài dù tôi đã trả về số thấp. Và những đám mây phiêu lãng lúc sà xuống xuống tận thung sâu, lúc theo gió bốc lên tỏa khắp cung đường đèo len giữa màu xanh mướt của thảm rừng dày đặc trên Đỉnh Quế ở độ cao từ 1.400m so với mặt nước biển.
Từ trạm bảo vệ rừng Bắc Sông Bung ở lưng đèo, tôi tiếp tục lái xe theo anh Mới - người dân tộc Cơ Tu băng qua con đường lởm chởm đá xanh dài 7 km để vào rừng Pơ Mu.
"Cụ cây" Pơ Mu đầu tiên chúng tôi đối mặt nằm lưng núi với thân cây mang nhiều vết rạn, cao thẳng ngọn khoảng 25m và đường kính hơn 2m, phải 6 người ôm mới vừa. Đặc biệt, trong khi phần ngọn với hàng chục cành lớn xòe ra xanh tốt đang đong đưa dưới nắng chiều thì bộ rễ sần sùi, u nần chi chít bám đầy rêu phong tạo nên hình thù con hổ đang ngồi, dáng vẻ uy nghi. Thế nên, ngoài việc đánh số định vị, "cụ" còn được bà con đặt tên cây Hổ. Đi thêm vài mươi bước là gặp "cụ" mang tên Rồng do rễ cây cuộn quanh gốc cây và trườn trên thảm lá cây rụng lâu năm, tạo thế khá đẹp. Đúng là "Rồng cuộn hổ ngồi".
Vùng lõi "vương quốc Pơ Mu" rộng chừng 450 ha bao phủ núi Zi'liêng trên độ cao 1.350m so với mặt nước biển, được người dân tộc Cơ Tu phát hiện năm 2011. Trong số 1.396 cây Pơ Mu đã được kiểm đếm, 725 cây có đường kính 1,5m trở lên đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản. Theo ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang: Ngoài số đông cây Pơ Mu ở đây có tuổi đời từ 250 đến 1.000 năm, một số ít trên ngàn năm tuổi, đặc biệt có một cá thể nằm tận trong rừng sâu, được xem là chúa tể của vương quốc Pơ Mu bởi đường kính hơn 4m và khi khoan lấy mẫu đã xác định 1.832 tuổi.
Dù cuộc sống hiện nay còn vô vàn khó khăn nhưng ý thức bảo vệ rừng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Cơ Tu, nhất là rừng đầu nguồn, rừng có nhiều cây đại thụ... theo truyền thuyết là nơi trú ngụ của các vị thần bao bọc người dân sinh tồn và phát triển. Ý thức ấy đã được thể hiện qua những luật tục, hương ước giữ rừng mà bất luận ai vi phạm đều bị hội đồng già làng phạt vạ rất nặng, nếu tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghi lễ tạ ơn Mẹ rừng vào đầu năm, cúng mở cửa rừng cho phép phát nương làm rẫy hay cúng để xin hạ cây làm nhà cho dân trong làng hoặc nhà cộng đồng đều được tổ chức nghiêm ngặt.
Nếu rừng có thần thì làng có Giàng, xưa kia được người Cơ Tu thờ tại Gươl - tương tự đình làng của người Việt. Ngày nay, do yêu cầu của cuộc sống, Gươl đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong thôn nhưng vẫn gắn liền với lễ hội hiến tế trâu bên cột lễ (cột x'nur) dựng trước Gươl - biểu tượng cho Giàng, các vị thần linh tụ về chứng giám trong sự phụ họa của tiếng cồng, chiêng, trống, tù và vang lên rộn rã.
Hơn nữa, chiêng trống sẽ tạo nhịp điệu, giai điệu cho đàn ông mặc khố, tay cầm kiếm, giáo, khiên nỏ, vừa đi quanh 2 cây nêu theo hướng ngược kim đồng hồ vừa tái hiện động tác chiến đấu, săn bắn với dáng dấp hùng dũng trong điệu múa Tơntúng. Múa cùng lúc nhưng động tác thể hiện trong vũ điệu dadăq của phụ nữ có phần uyển chuyển với đôi chân nhún quay vòng và hai cánh tay nâng cao bằng vai theo hình chữ U, mô phỏng hình ảnh đang bưng lễ vật dâng lên trời.
Làng văn hóa truyền thống Tây Giang gồm 10 moong ( nhà ở truyền thống) hướng về Gươl - điểm nhấn của làng
Những ngày rong chơi ở Tây Giang, tôi đã đặt chân tới làng văn hóa truyền thống, tọa lạc trên ngọn đồi nhìn xuống trung tâm huyện như một bảo tàng về kiến trúc nhà ở ngoài trời. Ngoài sự đồ sộ và mang tính nguyên sơ, mẫu mực của quần thể kiến trúc gồm 10 moong (nhà ở truyền thống) đại diện cho 10 xã trong huyện, 1 nhà dài, tất cả xếp thành hình bầu dục hướng về Gươl - điểm nhấn của làng, tôi cũng dễ dàng nhận thấy Gươl còn được những nghệ nhân bản địa làm đẹp phần nội thất bằng tài nghệ sơn phết, chạm trổ trên cột mệ, các cột con, thanh xà dù họ chỉ dùng dụng cụ thô sơ: dao để khắc, rìu để đẽo...; đá màu, vỏ cây làm chất liệu tô vẻ. Đặc sắc nhất là những tấm ván nguyên tấm dùng làm vách ngăn và lan can quanh Gươl, các nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu ngay trên mặt ván để trở thành bức phù điêu liên hoàn miêu tả cảnh sinh hoạt săn bắn xưa kia ..
Trong tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số sống ở miền núi Việt Nam, phần đông khi tiến hành lễ hội hàng năm họ luôn dựng cây nêu trong không gian nhà dài hay trước sân nhà rông nếu ở Tây nguyên, Trường Sơn... Tại Tây bắc, Đông bắc, người dân đặt ở giữa bản làng hoặc trên ruộng bậc thang... dù sắc thái văn hóa, ý nghĩa tâm linh, tên gọi, cách trang trí không giống nhau.
Tuy nhiên, với người Cơ Tu thì có phần khác biệt, khi đặt trọng tâm là cột lễ được dựng ngay vị trí giữa sân trước nhà Gươl và chia ra 3 tầng tượng trưng trời đất, con người: phần trên đỉnh cột là hình dáng của thần lúa, phần giữa cột chạm khắc nhiều cối giã gạo ôm thân cột lõm ở giữa mang ý nghĩa phồn thực, mong cho mùa màng tốt tươi, các giống loài sinh sôi, no ấm. Phía dưới chân cột, người ta gia cố một số khúc cây cho thêm vững chãi để cột trâu hiến sinh hoặc làm bàn thờ sắp lễ vật heo, gà, xôi, rượu... Riêng 2 cây nêu vốn là hai cây tre được dựng hai bên nhưng ngọn, lá của chúng võng xuống kết nối ngay trên đỉnh cột lễ tượng trưng cho sự kết giao giữa con người và thế giới thần linh.
Nghệ nhân đã chạm khắc rất công phu trên mặt ván thành bức phù điêu bao bọc quanh Gươ
Dù ở Tây Giang vỏn vẹn 2 ngày và rong ruổi khắp nơi, vậy mà khi rời huyện lỵ để tiếp tục cuộc hành trình đi Lao Bảo - Quảng Trị, trong lòng tôi vẫn lưu luyến như phải chia tay với người thân ở bến đò xưa. Nhưng cũng không thể miên man mãi với hình ảnh nhà Gươl, những dư âm của buổi cồng chiêng đêm qua... vì phía trước chúng tôi còn là con đường nổi tiếng tiềm ẩn những mối hiểm nguy từ dốc cao, những khúc cua "cùi chỏ", cả những tình huống sạt lở núi cũng không phải là hiếm xảy ra… Thế nên, mọi sự xao nhãng và mất tập trung khi lái xe đều có thể nguy hiểm khôn lường.
Qua hết đường đèo, đất trời mở rộng, đã xuất hiện lác đác bản làng đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô bên cạnh những cánh đồng xanh um xa tít tắp giữa hai dãy núi trùng điệp - một án ngữ hướng tây là biên giới Việt - Lào…, một nằm hướng đông chạy ngược ra bắc và tỏa nhiều nhánh về đồng bằng. Từ đây bắt đầu vào địa phận huyện vùng cao biên giới A Lưới - một địa danh mà khi nhắc tới người ta nhớ ngay từng là vùng căn cứ quân sự gắn liền với những trận đánh khốc liệt, tiêu biểu là trận giao tranh nổ ra vào tháng 5.1969 trên cao điểm 937m của đồi A Bia trong thung lũng A Sầu gần biên giới Việt - Lào. Với giới báo chí Mỹ lúc ấy gọi A Bia là "Đồi thịt băm" hoặc "cối xay thịt người" để miêu tả mức độ ác liệt và thương vong cao dưới bom đạn.
Không gian lễ hội mang tính tâm linh của người Cơ Tu, nếu nam trong động tác múa Tơntúng hùng dũng, phụ nữ sẽ dịu dàng trong vũ điệu dadăq
Từ vùng đất hoang tàn, cằn cỗi và nhiễm chất độc dioxin, giờ đây, huyện vùng cao biên giới A Lưới đã đổi khác rất nhiều so với những gì tôi đã chứng kiến trong chuyến đi đầu tiên cách đây 10 năm. Phố xá khang trang, khu dân cư mái ngói đỏ mọc san sát dưới hàng cây xanh thẳng tắp trông rất bề thế, chẳng kém cạnh miền xuôi. Và trên địa bàn huyện có 2 cửa khẩu quốc gia là A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai thông với nước bạn Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới.
Chỉ đáng tiếc là đồi A Bia, dù nay đã được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2021 nhưng một thực tế là số khách du lịch đến đây vẫn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân chính do sự đầu tư di tích còn khá đơn điệu, không nói lên được bối cảnh cuộc chiến tàn khốc đã qua. Thế nên, để phát triển du lịch, thu hút khách lưu trú dài ngày, ngành du lịch địa phương cần đầu tư, phục dựng đồi A Bia và sân bay A So một cách chân thực như thời chiến. Ngoài ra, kiến thiết nhiều sản phẩm du lịch, tập trung khai thác ba loại hình chính sẵn có: tham quan hệ sinh thái rừng cùng thượng nguồn các con sông Đakrông, Bồ, sông Hương, tìm hiểu giá trị bản sắc dân tộc Tà Ôi, Pa Cô và hoài niệm về chiến trường xưa...
Trong một lần vô tình tôi được gặp chú Hoàng Quốc Vinh khi chú cầm trên tay hồ sơ của người anh ruột đã mất đến cơ quan báo chí đăng tải tìm mộ. Bất ngờ đó lại là hồ sơ của nhà thơ Hoàng Minh Chính - một liệt sĩ chưa tìm thấy mộ. Được sự đồng ý của chú Vinh chúng tôi về miền trung du Phù Ninh, Phú Thọ. Nơi nhà thơ Hoàng Minh Chính đã lớn khôn và đầy ắp những kỷ niệm thời thơ ấu.
Chú Vinh nói: "Nhà chú trên này bây giờ khác xưa lắm rồi! Nhưng những kỷ niệm về anh Chính thì cả nhà vẫn còn nhớ lắm". Hôm đó biết chúng tôi lên thăm, mẹ Lê Thị Oanh (mẹ của nhà thơ Hoàng Minh Chính) mừng lắm. Đã 94 tuổi, lưng đã còng, tóc đã bạc nhưng mẹ vẫn còn rất minh mẫn. Mẹ còn nhớ như in những kỷ niệm về người con trai thứ 2 đa tài và thương mẹ. Mẹ nói: "Thằng Chính đi mãi không về! Mấy chục năm nay ngày nào mẹ cũng ngóng nó về. Ba cây vải nó trồng trước ngày nhập ngũ mẹ vẫn giữ mong nó về ăn quả."
Lật dở những trang nhật ký, những bản thảo thơ và một vài bức thư đã ố vàng cho chúng tôi xem. Những ký ức về anh Chính lại ùa về, những giọt nước mắt còn sót lại ứa ra, mẹ nói: "Ngày nhận giấy báo tử mẹ không tin đó là sự thật. Bố thằng Chính bảo, con nó đi làm nhiệm vụ đặc biệt, người ta báo thế thôi chứ rồi nó sẽ về! Vậy mà mãi không thấy về!"
Ngày ấy (1948) khi giặc Pháp càn quét miền Bắc mẹ phải đưa chị Loan (5 tuổi, chị cả) và anh Chính (4 tuổi, thứ 2) từ Yên Thành, Ý Yên, Nam Hà (cũ) lên Phú Thọ. Mẹ nói: "Bố thằng Chính bảo lên Vĩnh Phú, nếu có chết thì cả nhà cùng chết". Vì sự an toàn của con, trong đêm mẹ đặt chị Loan và anh Chính vào 2 chiếc thúng cứ thế ngược sông Lô lên miền kháng chiến.
Mẹ Oanh nở nụ cười hiền hậu và nhớ lại: "Ngày ấy thằng Chính chăm chỉ lắm, giúp đỡ mẹ và các em rất nhiều. Nó hát lại hay nữa, ngày nào cũng hát xẩm cho trẻ con trong xóm nghe. Mọi người trong làng ai cũng yêu quý bởi cái tính chan hòa và lạc quan". Ngày anh Chính học cấp 1, do trường xa mẹ thường xuyên phải đưa anh đi học. Nhưng nhiều hôm mẹ bận, chị bận anh phải đi học một mình. Anh phải băng qua con suối, đồi cọ, rừng chè tới trường. Có lẽ vẻ đẹp đó đã khiến một học sinh có năng khiếu thơ tái hiện trong bài đi học khi anh mới 15 tuổi: "Cọ xòe ô che nắng/ râm mát đường em đi…".
Khi còn nhỏ nhà thơ Hoàng Minh Chính đã bộc lộ một tài năng bẩm sinh. Năm 1955, khi mới là một cậu bé 11 tuổi anh Chính đã làm bài thơ: "Viết thư cho bà": Hòa bình vừa mới hôm qua/ Hôm nay viết thư cho bà/ Chữ viết còn run nét bút/ Cháu gửi bà ở phương xa... Hay những câu thơ mộc mạc: "Hôm qua em bị điểm hai/ Tại vì em chẳng thuộc bài đêm qua…". Khả năng thơ phú của Hoàng Minh Chính được vun đắp khi anh bắt đầu nhập học tại Trường Hùng Vương (Việt Trì, Vĩnh Phú) (1961-1963). Những "Ngày Thơ" nhà trường tổ chức, mọi người bắt đầu biết đến một tài năng trẻ thơ ca qua những tác phẩm: Lạc mẹ, Tập làm thơ…
Lòng yêu nước từ người cha, lòng căm thù giặc thấm đẫm từ những ngày chạy giặc cùng mẹ, chứng kiến giặc càn quét quê hương, đầu năm 1964, khi đang chuẩn bị lên lớp 10 nhà thơ Hoàng Minh Chính quyết định viết đơn xin lên đường nhập ngũ.
Ngồi nhìn tấm di ảnh của nhà thơ Hoàng Minh Chính, mẹ Oanh bùi ngùi nói: "Sáng sớm hôm ấy, khi các anh trong xã kiểm tra công tác chuẩn bị trước lúc lên đường thì nó vẫn chưa chuẩn bị gì và nói với các anh cán bộ xã: Trưa mới đi mà! Để tôi cuốc ít ruộng còn lại cho mẹ rồi lên đường vẫn chưa muộn. Các anh liền can ngăn: Trưa lên đường rồi, ở nhà nghỉ ngơi, thăm hỏi bà con xóm làng! Sự nghiệp cách mạng còn dài, đuổi quân thù rồi về xây dựng quê hương vẫn chưa muộn. Cái thằng! Chuyện đi đánh giặc mà nó cứ xem như đi làm đồng ấy!".
Nói đến đây mẹ Oanh lặng lẽ đi ra 3 cây vải anh trồng năm nào rồi mẹ khóc: " Không biết hài cốt con đang nằm ở đâu! Mẹ vẫn mong con về Chính ơi…!”.
Tình đơn phương mang ra chiến trường
Trước khi xông pha tuyến lửa, nhà thơ đã kịp gửi cho mẹ một cặp tài liệu. Vài cuốn sổ công tác và những trang nhật ký mà anh ghi chép lại những xúc cảm khi đi qua từng miền của Tổ quốc. Trong cuốn nhật ký một nửa anh ghi những bài học chính trị, nửa còn lại anh viết cho một người con gái. Người mà anh đã dành nửa cuốn nhật ký viết về cô và đã trở thành niềm tin cho một ngày vui đại thắng, đó là cô Cù Kim Hợp, bạn học cùng trường Hùng Vương ngày nào. Câu chuyện tình thật đẹp nhưng cũng thật nhiều trắc trở…
22 giờ, ngày 31/7/1966: "Hợp ơi! Đêm nay là cái đêm nào! Cái đêm thứ nhất cậu xa Việt Bắc, thương Hợp quá, nói với nhau cái gì được nhỉ. Tại sao chúng mình lại gặp nhau, để có nhiều vấn vương thế cậu...
Gặp Hợp rồi đêm về nhớ, ngày thì mong, sao mà khó tả vậy. Những đêm sáng trăng như đêm nay, đẹp lắm Hợp ạ! Tớ ôm cây đàn buồn nhớ Hợp. Đường vào khu bốn xa lắm Hợp nhỉ! Xa như nỗi nhớ của mình ấy Hợp ạ!...".
Khi chúng tôi đọc được những dòng nhật ký này cứ ngỡ giữa cô Hợp và nhà thơ Minh Chính đã có một mối tình sâu nặng. Và, cô là người con gái đêm ngày chờ đợi anh trở về! Thế nhưng, tình yêu Minh Chính dành cho Kim Hợp lại là một tình yêu đơn phương, mối tình mà chàng chiến sĩ trẻ đã mang theo khắp nẻo đường hành quân. Được chú Hoàng Quốc Vinh giới thiệu, chúng tôi may mắn gặp cô nữ sinh năm nào trong thơ của Hoàng Minh Chính. Hiện cô Cù Kim Hợp vẫn đang công tác tại Việt Trì, Phú Thọ. Cô đang có một gia đình đầm ấm, cùng người chồng mở trường tư thục mang tên: Trường THPT Vũ Thê Lang.
Đã gần 70 tuổi, mái đầu đã bạc nhưng cô vẫn toát lên vẻ thông minh, can trường. Cô Hợp tâm sự: "Ngày xưa học ở trường Hùng Vương cô không phải là hoa khôi. Cô chỉ giỏi thể thao và văn nghệ, ngày đó cũng chỉ biết sơ sơ anh Minh Chính thôi". Nở nụ cười hiền hậu cô đùa: "Chắc tại cô hát hay nên anh Chính thích và yêu!". Học hết lớp 9, khi cả nước đang hướng về miền Nam ruột thịt, Hoàng Minh Chính đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Vậy là bao rung động đầu đời ấy đã theo anh ra chiến trường. Hình ảnh cô nữ sinh cùng trường đã in đậm trong anh qua từng câu thơ, từng dòng nhật ký.
Vào cuối năm 1964 khi nhà thơ Hoàng Minh Chính đã trở thành một sĩ quan quân đội, anh được cử về Bắc Thái (nay thuộc tỉnh Thái Nguyên) huấn luyện quân đưa vào miền Nam. Như duyên số, chính tại nơi đây anh gặp lại cô nữ sinh Kim Hợp, người mà ngày đêm anh vẫn nhớ thương. Ngày đó cô Hợp là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lên xã Vinh Quang, Đại Từ, Bắc Thái sơ tán.
Trong đêm đốt lửa trại, giao lưu Minh Chính bỗng nhận ra tiếng hát của người mình thầm thương trộm nhớ. Anh đã băng qua bóng đêm hướng về phía ánh lửa vang lên giọng hát đó. Nhưng khi gặp người con gái anh biết nói gì đây? Chỉ biết hỏi thăm vài ba câu về tình hình học tập, sức khỏe rồi lại lặng lẽ trở ra về trải lòng với những trang thơ và nhật ký. Nói đến đây cô Hợp có chút thoáng buồn, cô nói: "Cho đến hôm đó cô vẫn chưa biết tình cảm của Chính. Tại anh ấy không nói gì, chắc có lẽ cũng buồn vì lúc đó cô đã có người yêu rồi".
Cô Hợp lật giở những trang thơ, nhật ký mà Minh Chính gửi lại trước khi vào Nam mà không khỏi chạnh lòng: "Mãi khi cô nhận được những trang nhật ký này, anh Chính đã hy sinh rồi thì cô mới hiểu tình cảm đó không chỉ là tình bạn". Cô Hợp chỉ vào bản thảo được sửa chữa bởi nét bút của nhà thơ Hoàng Minh Chính bài "Đi học" và nói: "Cho đến bây giờ cô mới biết mình là nhân vật trong 2 câu thơ: "cô giáo em tre trẻ/ dạy em h át rất hay…".
Năm 1969, nhà thơ ra Bắc lần 2, trước khi đi B thì nhận được tin Cù Kim Hợp đã có chồng. Anh đã viết lại cho chị một lá thư, có đoạn: "Hôm nay 3/9/1969, sau ba năm chiến đấu được trở về quê hương... Được tin Bác mất, Hợp thì đi lấy chồng. Trong lòng tôi, ai biết vết thương nào đau xót hơn? Mình lại đi B dài, lần thứ hai. Viết mấy chữ gửi thăm Hợp và các cháu...".
Rồi đến 11/1970, tiểu đoàn 227 bổ sung vào Sư đoàn 5. Khi đó Hoàng Minh Chính ở đại đội 13, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 5, là Đại đội trưởng. Đêm 7/3, để chuẩn bị cho trận đánh anh Minh Chính đã dẫn 11 đồng chí đi trinh sát địch ở Sở 5, sau khi đã chọn được cửa mở, nắm được toàn bộ cách bố trí các lô cốt và hỏa lực của địch thì tổ rút ra. Không may mắn, khi ra đến khu vực bìa rừng cao su thì bị địch phản pháo. Hai đồng chí đã hi sinh, Hoàng Minh Chính bị thương rất nặng ở mặt. Sau đó được đưa về căn cứ bên bờ sông Măng thì Minh Chính đã hi sinh.
Cố nhà thơ Trần Hòa Bình đã từng viết:
Tôi nhận viết lời bình cho sáu bài thơ, trong đó có bài "Đi học" của Minh Chính. Nhưng rồi sức hút của bài thơ tôi đã làm hơn phần việc của mình - đi tìm chân dung nhà thơ của một bài thơ nổi tiếng mà không nhiều người biết rõ về lai lịch. Chuyện trôi qua cũng đã lâu nhưng cứ mỗi khi mùa tựu trường đến, câu chuyện này lại sống lại trong tôi.
Lúc nhận việc bình thơ thì hào hứng, nhưng đến khi ngồi vào bàn viết tôi mới thật sự thấy vất vả, không biết nên bình bán bài thơ ra sao. Lạ thế, có những bài thơ hay đến mức tự mình thấy... không nên nói gì thêm về nó nữa! Tôi cũng không biết gì nhiều về tác giả Minh Chính, ngoại trừ một thông tin đã tình cờ được nghe từ khá lâu qua đài phát thanh: Minh Chính là một anh bộ đội thời chống Mỹ, trong chùm thơ anh gửi từ chiến trường ra NXB Kim Đồng, có bài "Đi học".