Ngày nay, việc cho trẻ đi học Toán tư duy đã trở thành xu hướng và không còn xa lạ đối với các bậc cha mẹ. Vậy Toán tư duy là gì? Phương pháp này sẽ phù hợp cho trẻ ở độ tuổi nào? Đâu là các phương pháp toán tư duy phổ biến nhất? Nếu bạn đang có những thắc mắc trên, hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Giao tiếp hiệu quả qua cách tư duy logic

Khi suy nghĩ logic, bạn sẽ thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng, thuyết phục và phản bác được các quan điểm đối lập. Bạn sẽ được tôn trọng và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Toán tư duy phù hợp với độ tuổi nào?

Toán tư duy là một phương pháp giúp phát triển não bộ, thúc đẩy khả năng tư duy logic và phát huy sự sáng tạo. Do vậy, phương pháp này phù hợp nhất đối với trẻ trong độ tuổi từ mầm non đến cấp trung học cơ sở. Theo các chuyên gia giáo dục, độ tuổi thích hợp nhất để cha mẹ bắt đầu dạy Toán tư duy cho bé là khi trẻ khoảng 4 tuổi.

Đây là độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu hình thành nền tảng tư duy, khám phá các khái niệm toán học cơ bản thông qua hoạt động và quan sát ngoài thực tế. Việc cho trẻ học Toán tư duy trong độ tuổi này cùng đồng thời giúp khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi và khơi gợi khả năng sáng tạo của bé.

Trong giai đoạn khi trẻ từ tiểu học lên trung học cơ sở, cha mẹ có thể cho trẻ học song song phương pháp Toán tư duy và Toán truyền thống. Cách này sẽ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn, củng cố nền tảng vững chắc cho các bậc học cao hơn.

Mời Ba Mẹ Tham Khảo: TOP 3 phương pháp toán tư duy cho trẻ mầm non phát triển não bộ

Nâng cao kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn hiểu rõ các vấn đề một cách sâu sắc và triệt để. Bạn sẽ không dễ dàng bị “lung lay” trước những thông tin vô căn cứ.

Cách tư duy logic là học một kỹ năng mới

Học một kỹ năng mới đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian, nỗ lực và sự tập trung. Đó là những điều bạn cần để nâng cao kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề.

Nếu bạn tận dụng cơ hội để học hỏi thường xuyên, bạn sẽ áp dụng được khả năng tư duy tương tự vào công việc của mình, giúp bạn thành công.

Khi bạn nghĩ ra một giải pháp hoặc một ý tưởng, hãy cố gắng xác định kết quả. Nếu điều này lặp lại thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng dự đoán được kết quả tức thời và dài hạn theo quyết định của mình. Đây là một khía cạnh vô cùng quan trọng của tư duy logic.

Gỡ bỏ những hiểu lầm về toán tư duy

Khi tìm hiểu Toán tư duy là gì, chắc hẳn không ít bạn có những hiểu lầm về Toán tư duy. Chẳng hạn như:

Khi nghe cụm từ “Toán tư duy”, nhiều bậc phụ huynh e ngại và cho rằng phương pháp này chỉ có thể được học bởi các bé có tố chất thông minh từ nhỏ. Trên thực tế, phương pháp này phù hợp với mọi trẻ ở các độ tuổi khác nhau.

Mục đích chính của các bài toán tư duy là giúp trẻ phát triển não bộ, hình thành khả năng tư duy logic và phát triển sự sáng tạo. Các bài toán tư duy được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi và khả năng thích ứng của từng người. Vậy nên, mọi đứa trẻ đều có thể học toán tư duy và áp dụng vào các bài học trong đời sống.

Trái ngược lại với suy nghĩ của nhiều người rằng bàn tính Soroban – thịnh hành từ những năm 1600, không còn phù hợp để sử dụng trong việc giảng dạy ngày nay. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học với bàn tính Soroban cực kì có lợi cho sự phát triển trí óc của trẻ.

Toán tư duy Soroban giúp trẻ nâng cao khả năng tính nhẩm thật nhanh, khi đó trẻ sẽ cần phải phân tích và xử lý các con số một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung và kỹ năng phân tích cho trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6.

Nội dung trên KidsUP đã giải đáp câu hỏi “Toán tư duy là gì?” và chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về chủ đề Toán tư duy. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết thêm một phương pháp học toán hiệu quả và áp dụng thành công cho con em của mình. Đừng quên hãy đăng ký học thử ứng dụng toán tư duy Soroban để hiểu hơn về phương pháp này nhé.

Bạn có bốn khối gồm: màu đen, màu đỏ, màu trắng và xanh lá cây. Bạn phải bỏ đi hai trong bốn khối. Bạn không được bỏ cùng lúc màu đỏ, đen và trắng. Bạn không được bỏ cùng lúc màu trắng, xanh lá cây và đỏ. Hai khối màu nào sẽ phải bỏ đi? Để trả lời được câu đố này, bạn cần có tư duy logic.

Vậy tư duy logic là gì? Kỹ năng tư duy logic có quan trọng không? Bạn cần làm gì để cải thiện cách tư duy logic? ILA sẽ giải đáp “tất tần tật” cho bạn!

Tư duy logic tiếng Anh là “logical thinking”. Từ “logic” bắt nguồn từ “logos” trong tiếng La Mã, mang nghĩa là “lý luận”, “suy nghĩ”. Tư duy logic hiểu đơn giản là dùng não bộ để phân tích một vấn đề bằng cách sử dụng các kỹ năng tư duy logic. Sau đó, bạn đi đến kết luận và đưa ra giải pháp hợp lý.

Tư duy logic bao gồm 4 kỹ năng quan trọng: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo và lý luận.

• Giải quyết vấn đề: Bạn cần xác định lý do tại sao vấn đề xảy ra, động não tìm giải pháp và quyết định giải pháp nào là phù hợp.

• Tư duy phản biện: Là khả năng phân tích các vấn đề để tìm ra sự thật và bằng chứng. Kỹ năng này đòi hỏi sự khách quan, không thiên vị và tập trung vào tính chính xác.

• Sáng tạo: Sự sáng tạo cho phép những người suy nghĩ logic vượt ra ngoài khuôn khổ và đưa ra các giải pháp sáng tạo.

• Lý luận: Lý luận là khả năng đánh giá mọi việc một cách hợp lý và logic. Lý luận thường xuất hiện ở giai đoạn sau của quá trình tư duy logic, khi bạn so sánh các giải pháp và quyết định nên chọn giải pháp nào.

Tư duy logic là thuật ngữ chung cho các phương pháp suy luận khác nhau để có được kết luận hợp lý và thực tế. Ví dụ về tư duy logic như sau:

Suy luận là cách bạn đưa ra kết luận dựa trên những dữ kiện đã biết.

• Dữ kiện 1: Forage là một công ty.

• Dữ kiện 2: Các công ty đều có cuộc họp hàng tuần.

→ Suy luận: Forage có các cuộc họp hàng tuần.

Suy luận quy nạp là một loại suy luận đi từ cụ thể đến tổng quát. Bạn sẽ quan sát các bằng chứng cụ thể để đi đến kết luận chung.

Ví dụ: Nếu bạn quan sát thấy mặt trời mọc mỗi ngày, bạn có thể suy luận quy nạp rằng mặt trời sẽ mọc lại vào ngày mai.

Trái ngược với suy luận quy nạp, loại tư duy logic này đi từ tổng quát đến cụ thể. Bạn sẽ rút ra kết luận cụ thể dựa vào dữ kiện chung.

• Dữ kiện chung: Hồ bơi 30/4 sẽ đóng cửa vào những ngày lễ lớn.

• Dữ kiện cụ thể: Hôm nay là một ngày lễ lớn.

→ Suy luận: Hồ bơi 30/4 sẽ đóng cửa vào hôm nay.

Suy luận nhân quả là cách hiểu rằng một nguyên nhân cụ thể dẫn đến một hệ quả cụ thể.

Ví dụ: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”. Đây chính là một ví dụ điển hình của suy luận nhân quả.

Trong tư duy logic, phép loại suy là một dạng suy luận rất mạnh mẽ. Bạn sẽ áp dụng kiến thức của mình từ một dữ kiện sang một dữ kiện khác bằng việc tìm ra điểm tương đồng giữa chúng. Phép loại suy giúp bạn dễ hiểu và giải quyết nhiều vấn đề mới hơn.

Bạn kết luận: “Ăn nhiều đường tinh luyện cũng giống như hút thuốc lá vì chúng không tốt cho sức khỏe”. Kết luận này từ phép loại suy. Bởi vì đường tinh luyện không giống thuốc lá nhưng có liên quan với nhau ở kết quả: “tiêu thụ sẽ không tốt cho sức khỏe”.