Suy Thoái Kinh Tế Kỹ Thuật Là Gì
Suy thoái kinh tế là gì? Trong Kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế (Economic/Recession Downturn) được định nghĩa là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP). Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước. Thời gian để xác định suy thoái kinh tế là tình trạng suy giảm này phải kéo dài hai hoặc nhiều hơn hai quý liên tiếp trong năm.
Suy thoái kinh tế nên làm gì?
Có thể thấy rằng khi một nền kinh tế suy thoái, toàn bộ thị trường đều bị ảnh hưởng, có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều sẽ bị thiệt hại dù ít hay nhiều. Mặc dù khủng hoảng kinh tế làm hạn chế sự đa dạng của các kênh đầu tư, nhà đầu tư vẫn có thể cân nhắc các hướng đầu tư như sau:
Nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế là gì?
Một số nhà kinh tế học quan niệm rằng các yếu tố ngoại sinh như thời tiết, chiến tranh, giá dầu… là nguyên nhân chính gây ra suy thoái kinh tế trong ngắn hạn. Mặt khác, các học giả theo thuyết tiền tệ lại cho rằng chính sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ mới là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số mọi người đều thống nhất rằng nguyên nhân gây ra suy thoái là bởi cả những yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc ngoại sinh.
Những cuộc suy thoái kinh tế lớn trên thế giới
Suy thoái kinh tế thế giới khi đi qua luôn để lại những tổn hại lớn mà khó có thể quên được. Cùng Zalopay điểm lại những cuộc suy thoái kinh tế thế giới để nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trong những năm gần đây:
Năm 1929 là thời điểm mà các sàn giao dịch vô cùng nhộn nhịp nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tăng và sản xuất thì giảm trên toàn cầu. Tổng GDP thế giới giảm đến 26% và tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 15,4%.
Năm 1980 xảy ra hai cuộc suy thoái lớn làm rung chuyển nền kinh tế cả thế giới. Sự kiện đầu tiên diễn ra do một phần thay đổi trong chế độ ở Iran và tình trạng giá dầu tăng mạnh. Sự kiện thứ hai bắt đầu từ năm 1981 và kéo dài đến 16 tháng ngay sau khi Cục Dữ Liệu Liên bang tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Tổng GDP giảm xấp xỉ 2,5% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất khoảng 2%.
Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2007 - 2009
Suy thoái năm 2007 vẫn là một nỗi ám ảnh tồi tệ nhất kể sau cuộc Đại suy thoái năm 1929. Thời điểm này, bất động sản dường như vỡ trận làm kìm hãm ngành tài chính, tín dụng và thế chấp. Ước tính GDP giảm 4,3% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 4,1%.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ của nền kinh tế thế giới. Tốc độ và độ sâu khác thường của giai đoạn suy thoái bắt đầu từ tháng 4/2020, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh chưa từng thấy kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1933. Lúc này, tổng cầu giảm do người dân chỉ ở nhà thay vì chi tiêu, kéo theo hoạt động kinh doanh giảm sút, GDP của hầu hết các quốc gia cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tính đến năm 2024, tuy có những dấu hiệu tích cực như chuỗi cung ứng dần ổn định và nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, song sự phục hồi kinh tế vẫn diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Các vấn đề như lạm phát gia tăng, nợ công chồng chất và bất ổn địa chính trị tiếp tục đe dọa triển vọng tăng trưởng. Thế giới đang hướng tới một trạng thái "bình thường mới", nơi sự linh hoạt và thích ứng là chìa khóa để vượt qua những khó khăn kinh tế còn tồn tại.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thoái kinh tế, về những dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này. Hy vọng qua bài viết trên, Zalopay đã giúp bạn biết suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như giúp bạn có thêm sự chuẩn bị khi gặp trường hợp này.
Suy thoái (tiếng Anh: Recession) là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô căn bản. Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến và hay được nhắc tới trong thời gian gần đây.
Hình minh họa. Nguồn: indianexpress.com
Suy thoái trong tiếng Anh là Recession.
Suy thoái kinh tế được định nghĩa như sau: "Suy thoái kinh tế là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung trong một khu vực nhất định".
Tình trạng suy thoái kinh tế thường được ghi nhận sau hai quí suy giảm kinh tế liên tiếp hay nói rõ hơn là kinh tế tăng trưởng âm, được phản ánh bởi chỉ số GDP kết hợp với các chỉ số hàng tháng khác như việc làm.
Suy thoái kinh tế có biểu hiện rất rõ trong sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập thực tế và thương mại.
Nhiều học thuyết kinh tế đã cố gắng giải thích nguyên nhân tại sao và cách thức một nền kinh tế chệch khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và bước vào thời kì suy thoái tạm thời. Những học thuyết này được phân loại rộng theo các yếu tố kinh tế thực tế, tài chính hoặc tâm lí, và một số học thuyết làm cầu nối giữa các học thuyết trên.
Một số nhà kinh tế tin rằng những thay đổi có thực và sự thay đổi cấu trúc trong các ngành là cách giải thích tốt nhất cho nguyên nhân và cách thức suy thoái kinh tế xảy ra. Ví dụ, khi giá dầu tăng đột ngột, kéo dài do khủng hoảng địa chính trị có thể dẫn tới chi phí của nhiều ngành tăng vọt hoặc sự xuất hiện của một công nghệ mới mang tính cách mạng có thể khiến toàn bộ các ngành khác trở nên lỗi thời.
Thuyết Chu kì Kinh doanh thực là ví dụ hiện đại tốt nhất cho những học thuyết này, giải thích suy thoái là phản ứng tự nhiên của những người tham gia lí trí trong thị trường đối với một hay nhiều cú sốc tiêu cực có ảnh hưởng thực, không lường trước được đối với nền kinh tế.
Một số học thuyết khác cho rằng suy thoái phụ thuộc vào các yếu tố tài chính. Các học thuyết này tập trung vào sự bùng nổ của tín dụng và rủi ro tài chính trong khoảng thời gian mà nền kinh tế đang tăng trưởng tốt trước một cuộc suy thoái, hoặc sự thắt chặt của tín dụng và tiền bạc trước thềm suy thoái, hoặc cả hai.
Các học thuyết dựa trên tâm lí học về suy thoái có xu hướng nhìn vào sự hưng phấn quá mức của thời kì bùng nổ của nền kinh tế trước đó hoặc sự bi quan sâu sắc trong môi trường suy thoái như giải thích tại sao suy thoái có thể xảy ra và thậm chí còn tồn tại.
Học thuyết kinh tế của Keynes chính là ví dụ tiêu biểu của trường hợp này, vì nó chỉ ra rằng một khi suy thoái bắt đầu, vì bất kỳ lí do gì, khi tâm lí bầy đàn của các chủ thể trong nền kinh tế trở nên tiêu cực, các nhà đầu tư có thể tự xây dựng nên thực tế dựa theo kì vọng của họ về tâm lí bi quan của thị trường, điều này dẫn tới giảm thu nhập khiến cho chi tiêu sụt giảm.
Suy thoái kinh tế là tình trạng mà một nền kinh tế giảm sút hoặc thụ động trong một khoảng thời gian dài. Suy thoái kinh tế có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, như sụp đổ của thị trường tài chính, suy giảm sản xuất, sụt giảm thu nhập và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Suy thoái kinh tế thường có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Khủng bố hoặc xung đột quân sự: Các sự kiện này có thể gây ra sự rối loạn và thiệt hại lớn cho nền kinh tế của một quốc gia.
Khủng hoảng tài chính: Một khủng hoảng tài chính có thể bắt nguồn từ nợ xấu, quá mức tín dụng, hoặc các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính.
Sụp đổ của thị trường bất động sản: Một thị trường bất động sản suy thoái có thể gây ra tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn bộ.
Tăng giá năng suất thấp: Nếu năng suất trong nền kinh tế giảm sút, nó có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Sự suy giảm trong tiêu dùng và đầu tư: Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đầu tư, nền kinh tế có thể giảm sút.
Suy thoái kinh tế có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội, bao gồm tăng thất nghiệp, giảm thu nhập, và sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính phủ và các tổ chức tài chính thường phải đưa ra các biện pháp và chính sách để khắc phục suy thoái kinh tế và khôi phục sự tăng trưởng kinh tế.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Suy thoái kinh tế là gì? Suy thoái kinh tế ảnh hưởng người lao động ra sao?